Ok giải thích như trẻ 5 tuổi luôn nè:
Giả sử tui sở hữu một công ty thiệt bự tại Mỹ tên là XYZ Records America chuyên thu âm và bán các album nhạc online nha.
Mấy ông mua một album online từ tui với giá 10$ (ờ thì thêm thuế của bang cơ mà không liên quan tới tui nên bỏ qua). Giả định là trung bình tui tốn khoảng 0.5$/album cho việc thu âm và sản xuất; 0.5$/album để duy trì servers cùng trang web và 1$/album để trả tiền bản quyền cho các nghệ sĩ. Vậy thì, với mỗi album, tui có 10$ doanh thu, 2$ chi phí và 8$ lợi nhuận, yay.
Thuế thu nhập doanh nghiệp thì được tính dựa trên lợi nhuận; vậy nên tui sẽ phải trả thuế cho 8$ đó. Lại giả sử tiếp thuế là 25%; vậy có nghĩa tui phải trả 2$ tiền thuế. Giờ lợi nhuận ròng tui còn có 6$. Nó cũng nằm trong những phương thức chuyển giá.
Giờ thì vì là một doanh nghiệp nên mục tiêu của tui đương nhiên là tăng lợi nhuận rồi. Tăng lợi nhuận nghĩa là tui có thêm tiền nè; công ty được mở rộng nè; thêm nhiều việc làm rồi tăng lương cho nhân viên; rồi thích thì có thể đi làm từ thiện giúp đỡ thế giới nữa. Nói chung là cả nhà đều vui, nên tất nhiên là dù vì gì thì tui cũng mong muốn có thêm lợi nhuận rồi. Ok xem nào:
– 0.5$/album cho thu âm. Có khi tui xoay xở giảm chi phí này nhỉ; ơ mà không được; vậy nghĩa là giảm lương nhân viên; họ sẽ không vui rồi ghét tui mất.
– 0.5$/album để duy trì server. Hay là tui thuê server từ Châu Á để được giá tốt hơn; cơ mà thế thì bộ phận chăm sóc khách hàng không hoạt động được mất.
– 1$/album cho các nghệ sĩ. Tui có thể cắt xén bớt ở các album tới; mà thế thì họ bỏ không thèm kí hợp đồng với công ty tui quá.
– Ơ hay là tăng giá nhỉ; mà lại không được, đắt quá ai thèm mua với mấy cha nghệ sĩ thấy vậy thể nào chả đòi thêm tiền.
– 2$/album trả cho thuế. Uầy khoản này tốn phết; mà cắt giảm mấy khoản kia còn làm khoản này tăng nữa chứ; chính hắn.
Sau khi liệt kê ra có thể dễ dàng thấy được cách hiêụ quả nhất để tui tăng lợi nhuận đó là trả ít thuế lại.Cơ mà làm cách nào chứ; đâu dễ dàng vậy? Thế là tui cử kế toán lên hành trình tìm kiếm câu trả lời và họ đã khải hoàn trở về cùng thông tin quý giá rằng thuế doanh nghiệp ở Ireland chỉ có 10% thôi; đâu như ở Mẽo tận 25%. Ok, có thông tin rồi thì làm gì. Tui có thể chuyển công ty tới đó, nhưng mà còn nhiều tài sản ở đây lắm, studio này, servers này… chuyển hết thì có mà húp cháo.
Thay vào đó, tại sao không thành lập công ty XYZ Records Ireland nhỉ. Tui sẽ tái cấu trúc thương hiệu để biến công ty ở Ireland thành công ty mẹ của XYZ Records America. Toàn bộ các giấy phép bản quyền thuộc sở hữu của XYZ Records America tui sẽ “bán” lại cho bên Ireland giá 0.01$ mỗi cái. Rồi khi tui thu âm các album mới ở Mỹ tui lại ngay lập tức bán bản quyền qua cho XYZ Ireland giá 0.01$ luôn.
Giờ thì tui vẫn muốn bán được hàng cho các khách hàng yêu dấu tại Mỹ. Nên khi mấy ông lên web của tui mua nhạc từ XYZ America, tui vẫn bán y chóc giá cũ 10$ thôi. Mấy ông sẽ chẳng nhận thấy sự khác biệt nào đâu.
Ok giờ cùng tính lại chi phí của XYZ America sau cải tổ nào:
– 0.5$/album cho thu âm. Như cũ thôi, khoản này để chi trả cho chi phí vận hành sản xuất album.
– 0.5$/album để duy trì server. Có nó thì web mới chạy trơn tru và không sập chứ.
– 1$/album cho các nghệ sĩ.
– Và cuối cùng 8$ tiền phí bản quyền trả cho XYZ Ireland.
Xem nào, doanh thu 10$, chi phí cũng 10$ nốt, “oops, công ty không làm ra đồng nào hết”. Ơ thế là không lợi nhuận, nghĩa là 25% thuế sẽ bằng 0x25% = 0$. Bùm, tui chả phải trả đồng thuế nào cho Mỹ cả.
Cơ mà tui vẫn phải báo cáo doanh thu bên Ireland.
Với mỗi album bán được tại Mỹ, sổ sách bên XYZ Ireland sẽ hạch toán như này:
– 8$ doanh thu từ phí bản quyền (thu từ XYZ America)
– 0.05$ chi phí vận hành cho XYZ Ireland (tui vẫn phải thuê một văn phòng với trả lương cho một ít nhân viên ở đó)
Vậy là XYZ Records Ireland sẽ báo cáo 7.95$ lợi nhuận cho mỗi album. Thuế suất 10% của 7.95% sẽ là 0.8$. Lợi nhuận ròng sẽ là 7.15$ mỗi album, wow.
Thế là bằng việc mở công ty mẹ tại Ireland, tui kiếm được thêm 1.15$ cho mỗi album. Tui chẳng phải trả đồng thuế nào cho Mỹ và tổng thuế phải trả cũng thấp hơn nữa.
Nếu mà tui bán được 1 triệu album mỗi năm có nghĩa Mẽo vừa thất thoát 2 triệu $ tiền thuế còn tui thì kiếm lời 1,150,000$.
Eli5 cho tui cái này khác gì rửa tiền với. Ah cảm ơn vì câu trả lời thiệt chi tiết nha, tui chỉ cảm thấy hiếu kì muốn biết thêm thôi.
Rửa tiền thì phục vụ mục đích khác hoàn toàn. Giả sử tui kiếm được 1 triệu đô nhờ bán “đá xanh tinh khiết” nha. Tất nhiên là tui không thể cứ thế gửi tiền vào ngân hàng rồi, vì người ta sẽ nghi ngờ nguồn gốc số tiền ngay. Nếu tui mua nhà hoặc 1 cái siêu xe thiệt xịn, cũng sẽ có người tọc mạch đặt câu hỏi ngay.
Thế nên thay vào đó tui mua một tiệm rửa xe. Cái lợi của tiệm rửa xe là nó chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt, và người ta cũng chẳng có cách cụ thể nào để đếm được số lượng xe ra vào. Tui vẫn phục vụ những khách hàng thực sự như thường nhưng tới cuối tháng tui lại khai khống số xe lên ví dụ 1100 thay vì 1000 chẳng hạn, xong tui sẽ trích một phần tiền bán đá gửi ngân hàng cùng với số tiền từ kinh doanh rửa xe. Thế là tiền đã được “rửa sạch” vì nó được xem như nguồn thu từ việc kinh doanh hợp pháp (100 xe tui khai khống ấy). Tui cứ tiếp tục như thế cho đến khi một triệu đó “sạch” hoàn toàn thôi. Xong tui sẽ phản bội hết mọi người thân thuộc, rồi tử ẹo trong cuộc đấu súng băng đảng.
____________________
EasyGroup sở hữu cả tá công ty con như EasyJet, EasyHotel, EasyGym, EasyPizza (thiệt luôn)…. vân vân và mây mây. Cơ bản thì nếu công ty nào có chữ easy và màu cam thì nó thuộc EasyGroup, ezpz.
EasyGroup đăng kí công ty tại Caymand Island và ở đây chả hề có thuế doanh nghiệp.
Còn EasyJet plc thì đặt trụ sở tại London.Mỗi năm, Easyjet phải trả cho EasyGroup một khoảng phần trăm doanh thu. Khoản này được trả dưới danh nghĩa “phí cấp phép thương hiệu.”
Nói một cách đơn giản thì việc này có nghĩa là EasyGroup sở hữu thương hiệu “Easy”, và EasyJet chỉ đơn giản là đang thuê lại cái tên đó TỪ EasyGroup.
Còn nói như dân trong ngành thì EasyJet sẽ có một khoản chi phí gọi là “phí bản quyền thương hiệu”. Mà doanh thu trừ chi phí rồi mới tới tính thuế, thế là EasyJet vừa tạo cho mình một lá chắn thuế, game là dễ.
Mặt khác, EasyGroup nhận khoản tiền này và định khoản nó là “thu nhập từ bản quyền thương hiệu”.
Cơ mà, như tui nói phía trên, ở Cayman Island không hề tồn tại thuế doanh nghiệp. Do đó khoản doanh thu này chỉ chịu 0% thuế thu nhập.
Giờ thì số tiền này đã an vị trong tài khoản ngân hàng của công ty tại Cayman Island, không bị trừ miếng thuế nào.
Bước tiếp theo là làm sao chuyển được chỗ tiền đó từ EasyGroup về cho Sir Stelios.
Bản thân Sir Stelios sống ở Monaco. Mà Monaco lại là đất nước có thuế thu nhập cá nhân bằng 0%.
Vậy nên, EasyGroup trả cho Sir Stelios khoản tiền này dưới dạng cổ tức . Thế là quyền sở hữu đống tiền đó đã được chuyển giao từ EasyGroup sang Stelios.
Thông thường mọi người sẽ phải trả thuế thu nhập dựa trên những khoản thu của mình, cơ mà Monaco làm gì có thuế thu nhập cá nhân, nên Walla! giao dịch này cũng chả bị đánh thuế.
Thế đó, bằng phương pháp này, Sir Stelios kiếm được hàng trăm triệu bảng Anh trong quá trình tui làm việc cho ông ta mà trả còn ít thuế hơn cả tui, nhà phân tích tài chính của ổng với mức lương 40 ngàn EUR một năm. (Trong khi tui còn phải chi trả cho các quỹ công cộng, UEI và căn biệt thự tại Pháp của mình nữa).
Hài hước nhỉ?
____________________
T/N: Cái chuyện né thuế này thực ra tinh vi hơn nhiều, vì lớ ngớ là dính tax fraud ngay, trong này chỉ giải thích căn bản đúng kiểu eli5 để mọi người có cái nhìn tổng quát thôi, bạn nào học kinh tế phần transfer pricing sẽ biết cụ thể hơn.
Để hiểu rõ hơn về phương thức chuyển nhượng giá trong giao dịch liên kết không chỉ có ở các tập đoàn lớn, mà còn tồn tại ngay trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn hãy tham khảo thêm SLIDE CHUYỂN GIÁ hoàn toàn miễn phí.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911