Đáp án CPA 2017: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
Với mục đích giúp các bạn có mục tiêu thi CPA có thể dễ dàng hơn để đạt được tấm chứng chỉ đáng mơ ước này, TACA tổng hợp lại đề thi CPA từ năm 2011 đến năm 2019. Hy vọng các tài liệu ôn luyện CPA này sẽ giúp ích cho các bạn!
Đề Chẵn
Câu 3:
Bước 1: lập bảng tính
Chỉ tiêu tài chính | Công thức tính | Năm N | Năm N-1 | Năm N-2 |
Tổng nguồn vốn | Nợ phải trả + VCSH | 505400 | 384300 | 337350 |
Hệ số KN TT nhanh | Tiền/Nợ phải tả ngắn hạn | 0,65 | 0,56 | 0,40 |
Hệ số KN TT ngắn hạn | TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn | 2,04 | 1,67 | 1,78 |
Hệ số KN TT tổng quát | Tổng TS/Tổng NPT | 2,8 | 2,4 | 2,6 |
Hệ số đầu tư dài hạn | TS dài hạn/Tổng TS | 0,28 | 0,3 | 0,33 |
Hệ số tự tài trợ | VCSH/Tổng nguồn vốn | 0,65 | 0,58 | 0,62 |
Bước 2: Nhận xét khái quát tình hình tài chính công ty
- Quy mô doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn tăng dần qua 3 năm. Với mức tăng từ năm N-2 đến năm N-1 là 45950 triệu tương ứng 14% và N-1 đến năm N là 121100 tr tương ứng 31,5 %. Đây là mức tăng rất cao. Điều này cho thấy quy mô đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng.
- Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của công ty luôn ở mức rất tốt (> 2). Cuối năm N công ty có khả năng thanh toán gần 3 lần số nợ phải trả bằng tài sản của mình.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng từ 0,4 lên 0,56 vào cuối năm N.
Ty doanh nghiệp chưa hoàn toàn đủ khả năng thanh toán 100% các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt sẵn có. Nhưng vẫn ở mức tốt.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn ở mức tốt. Từ 1,78 năm đến N-2 giảm xuống 1,67 và tăng lên 2,04 vào cuối năm N. Doanh nghiệp luôn đủ khả năng thanh toán từ 1-2 lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.
- Khả năng tự tài trợ:
- Hệ số đầu tư dài hạn của công ty co sxu hướng giảm dần qua 3 năm N-2 đến 0,3 năm N-1 và 0,28 năm N. Nguyên nhân là do dù đầu tư vào tài sản dài hạn là tăng qua các năm. Nhưng không đáng kể so với tốc độ tăng của Tổng tài sản. Chứng tỏ công ty đang có xu hướng gia tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
- Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp bị giảm ở năm N-1 nhưng đã tăng lại vào năm N ở mức 0,65. Và ở cả 3 năm hệ số này đều ở mức > 0,5. Điều này chứng tỏ mức độ hụ thuộc tài chính bên ngài thấp. Rủi ro tài chính của doanh nghiệ không cao.
Bước 3: Kết luận
Doanh nghiệp có khả năng thanh toán và hệ số tự tài trợ năm N-1 bị giảm so với năm N-2. Nhưng các hệ số này đã tăng lại vào năm N. Với các hệ số năm N còn tốt hơn năm N-2. Chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở năm N đang ở mức đã phát triển tốt.
Phân tích tình hình đảm bảo vốn của công ty theo tính ổn định của nguồn tài trợ.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu | 31/12/N-2 | 31/12/N-1 | 31/12/N | Chênh lệch N-1 và N-2 | Chênh lệch N và N-1 | ||
Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | ||||
1. Nguồn vốn dài hạn | 209790 | 222460 | 327900 | 12670 | 6% | 105440 | 47% |
Nợ dài hạn | 420 | 530 | 620 | 110 | 26% | 90 | 17% |
Vốn CSH | 209370 | 221930 | 327280 | 12560 | 6% | 105350 | 47% |
2. TSDH | 109798 | 113900 | 143200 | 4102 | 4% | 29300 | 26% |
3. VLC =NVDH – TSDH | 99992 | 108560 | 184700 | 8568 | 9% | 76140 | 70% |
Vốn luân chuyển của doanh nghiệp tăng 8,568 tr tương ứng tăng 9% từ năm N-2 đến năm N-1. Và tăng 76,140 tr tương ứng 70% từ năm N-1 đến năm N. Vốn luân chuyển cuối năm N là 184700 tr. Nguyên nhân là do năm N doanh nghiệp gia tăng quy mô vốn dài hạn thêm 105,440tr nhưng chỉ tăng 29,300 tr cho tài sản dài hạn. Phần còn lại được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc cân bằng tài chính qua 3 năm và đạt được tính ổn định trong hoạt động tài trợ.
Kết luận: tài trợ hình thức như trên sẽ giúp doanh nghiệp giữ được sự ổn dịnh cân bằng tài chính với khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên có thể sẽ khiến doanh nghiệp bị lỡ các cơ hội đầu tư kiếm được lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá các dự án đầu tư, tìm các kế haojch đầu tư dài hạn có cơ hội tăng trưởng tốt để không lãng phí vốn.
Câu 4:
I. Lập báo cáo KQHĐKD theo mẫu:
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu | Sản phẩm A | Sản phẩm B | Công ty | |||||
Tổng số | 1 đơn vị sp | Tỷ lệ % | Tổng số | 1 đơn vị sp | Tỷ lệ % | Tổng số | Tỷ lệ % | |
Doanh thu | 2800000 | 800 | 100% | 7000000 | 1000 | 100% | 9800000 | 100% |
Biên phí | 700000 | 200 | 25% | 3500000 | 500 | 50% | 4200000 | 42,86% |
Lãi trên biên phí | 2100000 | 600 | 75% | 3500000 | 500 | 50% | 5600000 | 57,14% |
Định phí | 4600000 | |||||||
Lợi nhuận | 1000000 |
II. Thay đổi sản lượng và cơ cấu hàng bán
Ta thấy A là sp có mức lãi trên đơn vị cáo hơn. Do đó, A sẽ là sp cần tăng sản lượng để thúc đẩy lợi nhuận.
Gọi x là số lượng sp A cần tăng lên/ số lượng SP B cần giảm đi
Vì chi phí cố định là không đổi. Nên lợi nhuận tăng lên sẽ chỉ phát sinh từ thay đổ ở lãi trên biến phí.
Ta có phương trình: 600*x – 500*x = 200000
Giải phương trình ta có: x = 2000 sp
Như vậy, để tăng 200000 nghìn đồng lợi nhuận, công ty cần sx thêm 2000 sp A và giảm 2000 sp B.
- Thời gian hoàn vốn
- Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân: 57,14%
- Doanh thu hoàn vốn = Định phí/Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân = 4600000/57,14% = 8050000
- Thời gian hoàn vốn = DT hv * Thời gian trong kỳ/ Doanh thu = 295,71 ngày.
Câu 5:
I. Phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng:
Chỉ tiêu | Năm 2015 | Năm 2016 | +/- | % |
Vòng quay các khoản phải thu | 12,7 | 14,7 | 2,0 | 15,7 |
Tổng doanh thu thuần | 18375 | 19845 | 1470 | 8 |
Thời gian thu tiền bình quân thực tế | 28,3 | 24,5 | -3,9 | 13,6 |
Số dư bình quân phải thu khách hàng | 1447 | 1350 | -97 | -6,7 |
Kỳ luân chuyển HTK (ngày) | 72 | 79 | 7 | 9,7 |
Phân tích:
Năm 2015: Tời gian thu tiền quy định là 30 ngày trong khi thời gian thu tiền thực tế là 28,3 ngày
Năm 2014: Thời gian thu tiền quy định là 25 ngày trong khi thời gian thu tiền thực tế là 24,5 ngày
Như vậy trong cả 2 năm, công ty đều thwujc hiện thu tiền sớm hơn quy định.
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, vòng quy HTK giảm từ 4,99 vofg năm 2015 xuống 4,57 vòng năm 2016. Tương ứng thời gian quay 1 vòng HTK tăng 7 ngày tương ứng 9,7% từ năm 2015 lên 2016
Điều này cho thấy chính sách tín dụng bị thắt chặt đã khiến tốc đọ tiêu thụ sp của doanh nghiệp bị giảm. Doanh nghiệp cần cân nhắc phản ứng của thị trường trong dài hạn. Nếu quá thắt chặt tín dụng có thể bị mất khách hàng, giảm thị phần, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dài hạn.
II. Đánh giá việc thực hiện chiến lược cạnh tranh
Trong thực tế thị trường thì giá bán sp là một vũ khí cạnh tranh quan trọng. Một doanh nghiệp nên biết điều chỉnh hợp lý vừa có thể cạnh tranh vừa có thể đem lại những cơ hội tăng lợi nhuận. Ngược lại, sử dụng và điều chỉnh giá bán sp không hợp lý có thể làm cho doanh nghiệp đi đến bến bờ của phá sản.
Đối với doanh nghiệp này:
- Hệ số GVHB giảm dần từ 60% năm 2014 đến 57% năm 2015 và 53% năm 2016.
- Hệ số GVHB giảm chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí GVHB của doanh nghiệp đang được cải thiện ngày càng tốt hơn hoặc doanh nghiệp đã ử dụng nguyên vật liệu rẻ hơn.
- Hệ số GVHB giảm dần từ 60% năm 2014 đến 57% năm 2015 và 53% năm 2016
- Hệ số GVHB giảm chứng tỏ việc quản lý các khoản ci phí GVHB của doanh nghiệp đang được cải thiện gày càng tốt lên hoặc doanh nghiệp đã sử dụng nguyên vật liệu rẻ hơn.
- Việc giảm chi phí SX từ đó giảm giá thành và giá bán đã giúp công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sp qua các năm. Doanh thu thuần năm 2016 tăng 8% so với năm 2015. Doanh thu năm 2015 tăng 5% so với năm 2014
- Công ty cần phải cẩn thận với việc sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá. Vì nếu giảm giá đi kèm với giảm chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong dài hạn. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mất khách hàng và phá sản.
III. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản trị chi phí đến khả năng sinh lời:
Chỉ tiêu | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | % 2015 – 2014 | % 2016-2015 |
ROS | 7% | 8,2% | 10,5% | 17,1% | 23% |
Doanh thu thuần | 17,5% | 18,375% | 19,845 | 5% | 8% |
Lợi nhuận sau thuế | 1225 | 1507 | 2084 | 23% | 38,3% |
Phân tích:
- Từ năm 2014 – 2015 doanh thu tăng 5% nhưng lợi nhuận tăng 23%
- Từ năm 2015 – 2016 doanh thu tăng 8% nhưng lợi nhuận tăng 38,3%
- Tốc độ tăng của lợi nhuận tăng lớn hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu. Chính điều này dẫn đến sự gia tăng ROS từ 7% năm 2014 lên 8,2% năm 2015 và 0,15% năm 2016. Điều này phát sinh do khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp đang ngày càng cải thiện hoặc doanh nghiệp đang sử dụng NVL rẻ hơn để giảm giá thành sp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng sinh lờ.
Cụ thể:
- Hệ số GVHB giảm từ 60% năm 2014 đến 53% năm 2016. Hệ số GVHB giảm chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí GVHB của doanh nghiệp đang được cải thiện ngày càng tốt lên hoặc doanh nghiệp đang sử dụng NVL rẻ hơn để giảm chi phí.
- Hệ số chi phí bán hàng tăng từ 10% năm 2014 lên 14% năm 2016. Hệ số chi phí bán hàng tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang phải gia tăng chi phí bán hàng để thúc đẩy doanh thu,
- Hệ số chi phí QLDN giảm nhẹ từ 20% năm 2014 xuống 19% năm 2016. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý các hoản chi phí của doanh nghiệp đang được tăng lên hoặc doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ.
Kết luận: Chính sách quản trị chi phí hợp lý của doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lời qua các năm.
Xem thêm:
- Đề thi CPA 2019 môn phân tích hoạt động tài chính nâng cao
- Sách luyện thi CPA môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
Đề lẻ
Câu 3:
- Dạng bài phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
Chỉ tiêu | 31/12/N | 31/12/N-1 | 31/12/N-2 | Giữa N-1 và N-2 | Giữa N và N-1 | ||||
+/- | % | +/- | % | ||||||
1. Hệ số tự tài trợ | 0,63 | 0,61 | 0,63 | (0,02) | -4% | 0,02 | 3% | ||
VCSH | 297280 | 236930 | 219370 | ||||||
Tổng tài sản | 475400 | 389300 | 347350 | ||||||
2. Hệ số tài trợ thường xuyên | 2,24 | 2 | 2 | (0,00) | 0% | 0,24 | 12% | ||
Nguồn vốn dài hạn | 287900 | 237460 | 219790 | ||||||
TSDH | 133200 | 118900 | 109798 | ||||||
3. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát | 2,67 | 2,55 | 2,71 | (0,16) | -6% | 0,12 | 5% | ||
Tổng TS | 475400 | 389300 | 347350 | ||||||
NPT | 178120 | 152370 | 127980 | ||||||
4. Hệ số tài sản trên VCSH | 1,6 | 1,64 | 1,58 | 0,06 | 4% | -0,04 | -3% | ||
Bước 2: Phân tích chi tiết
- Hệ số tự tài trợ giảm nhẹ 0,02 tương ứng 4% vào năm N-1 nhưng sau đó lại tăng lại mức đã giảm vào năm N và hệ số tự tài trợ của cả 3 năm đều > 0,5. Chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của công ty khá ổn định.
- Hệ số tài trợ thương xuyên không đổi Từ năm N-2 đến năm N-1 và tăng lên 0,24 tương ứng 12% vào năm N. Như vậy hệ số này qua 3 năm đều >=2. Điiều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm N tăng 0,12 tương đương 5% phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp đang tốt lên so với năm N-1. Và trong cả 3 năm, doanh nghiệp đều có khả năng thanh toán được hơn 2 lần nợ phải trả băng tổng tài sản.
- Hệ số tài sản VCSH tăng 0,06 tương đương 4% vào năm N-1 và giảm 0,04 tương ứng 3% vào năm N. Điều này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu đang giảm nhẹ vào năm N.
Bước 3: Kết luận
Qua phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho thấy, mức độ độc lập tự chủ về tài chính của công ty đều ở mức tốt và tương đối ổn định qua 3 năm.
- Phân tích tình hình nợ phải thu
Chỉ tiêu | 31/12/N | 31/12/N-1 | 31/12/N-2 | Giữa N và N-1 | Giữa N-1 và N-2 | ||
+/- | % | +/- | % | ||||
I. Nợ phải thu ngắn hạn | 71200 | 69270 | 53890 | 1930 | 2,79% | 15380 | 28,54% |
1. Phải thu của khách hàng | 66990 | 66840 | 50750 | 150 | 0,22% | 16090 | 31,7% |
2. Trả trức cho người bán | 460 | 350 | 830 | 110 | 31,43% | -480 | -57,83% |
3. Phải thu ngắn hạn khác | 3750 | 2080 | 2310 | 1670 | 80,29% | -230 | -9,96% |
II. Nợ phải thu dài hạn | 240 | 210 | 210 | 30 | 14,29% | 0 | 0,00% |
1. Phải thu dài hạn khác | 240 | 210 | 210 | 30 | 14,29% | 0 | 0,00% |
Tổng cộng | 71440 | 69480 | 54100 | 1960 | 2,82% | 15380 | 28,43% |
Số dư khoản phải thu của doanh nghiệp đều tăng qua các năm
Cụ thể:
- Năm N-1 tăng 15380 tương ứng 28,43% so với năm N-2 và chênh lệch chủ yếu đến từ sự gia tăn khoản phải thu khách hàng trong năm N-1
Điều này cho thấy chính sách quản lý tín dụng , quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp vào năm N-1 đã tốt hơn rất nhiều so với năm N-1. Đặc biệt đối với các khoản phải thu khách hàng.
- Năm N tăng 1960 tương ứng 2,82% so với năm N-1. Và sự chênh lệch chủ yếu đến từ sự gia tăng khoản phải thu ngắn hạn trong năm N.
Còn trong năm N, việc quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp đang bị nới lỏng so với năm N-1 đặc biệt là với các khoản phải thu ngắn hạn khác. Doang nghiệp cần điều tra làm rõ lý do chậm trễ thu hồi các khoản phải thu này để tránh việc doanh nghiệp bị chiến dụng vốn.
Câu 4:
- Phân tích lợi nhuận gộp
Bước 1. Lập bảng tính các chỉ tiêu phân tích cơ bản:
ĐVT: Nghìn đồng
Tên sản phẩm | Số lượng tiêu thụ (chiếc) | Đơn giá thuần (1000 đồng) | Giá thành đơn vị SX (1000 đồng) | LN gộp đơn vị | ||||
Kế hoạch | Thực tế | Kế hoạch | Thực tế | Kế hoạch | Thực tế | Kế hoạch | Thực tế | |
X | 500 | 600 | 145 | 150 | 60 | 75 | 85 | 75 |
Y | 200 | 250 | 100 | 105 | 50 | 60 | 50 | 45 |
Chỉ tiêu | Số tiền | |||||||
Tổng lợi nhuận gộp năm kế hoạch | 52500 | |||||||
Tổng lợi nhuận gộp năm thực hiện | 56250 | |||||||
Chênh lệch (LG1-LG0) | 3750 | |||||||
Chỉ số sản lượng Is | 1,21 | |||||||
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ LGs | 11025 | |||||||
Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ | (25) | |||||||
Ảnh hường của nhân tố lợi nhuận gộp đơn vị | (7250) | |||||||
Mức độ ảnh hưởng của giá bán | 4250 | |||||||
Mức độ ảnh hưởng của giá vốn đơn vị | (11500) |
Bước 2: Phân tích chi tiết
Sự thay đổi trong lợi nhuận gộp chịu sự tác động của 3 nhân tố: sản lượng, kết cấu mặt hàng và lợi nhuận gộp đơn vị. Trong đó:
- Sự thay đổi về sản lượng đã làm cho lãi gộp tăng lên 11025
- Sự thay đổi trong kết cấu mặt hàng đã làm cho lợi nhuận gộp giảm 25
- Thay đổi trong lợi nhuận gộp đơn vị đã làm cho lợi nhuận gôp giảm 7250
Sự thay đổi của lợi nhuận gộp đơn vị chịu sự tác động của giá trị bán đơn vị và giá vốn đơn vị.
Trong đó, giá vốn đơn vị tăng đã làm cho lợi nhuận gộp đơn vị tăng lên 4250 nghìn đồng
Chất lượng nguyên vật liệu tăng lên so với việc thay NVL loại 2 thành loại 1. Chất lượng tăng lên thường đi đôi với chi phí tăng lên. Điều này đã khiến cho giá vốn đơn vị tăng lên làm cho lợi nhuận gộp đơn vị giảm 11500 nghìn đồng.
Bước 3: Kết luận
Công ty có lợi nhuận gộp tăng nhẹ. Công ty tăng giá bán nhưng đồng thời cũng tăng chất lượng sp. Do vậy, khả năng tiêu thụ sp vẫn tăng lên. Và đây chính là nhân tố làm thay đổi lợi nhuận gộp.
- Đánh giá tình hình luân chuyển HTK
Chỉ tiêu | Kế hoạch | Thực tế | So sánh | Tỷ lệ % |
Giá vốn hàng bán | 40000 | 60000 | 20000 | 50% |
Hàng tồn kho bình quân | 10000 | 30000 | 20000 | 200% |
Số vòng quy HTK (vòng) | 4 | 2 | -2 | -50% |
Kỳ luân chuyển HTK (ngày) | 90 | 180 | 90 | 100% |
Như vậy:
- Công ty có số vòng quay hàng tòn kho giảm mạnh 2 vòng tương đương 50% giữa thực tế so với kế hoạch.
- Thời gian bình quân một vòng quay HTK tăng 90 ngày tương đương 100%
- Điều này phản ánh tốc độ luân chuyển HTK của công ty đang giảm mạnh mặc dù việc tiêu thụ hành góa của công ty đang rất tốt.
Nguyên nhân có thể là do công ty đã quyết định dự trữ NVL loại 1 để tránh việc thiếu hụt NVL cho SX trong tương lai khi nhu cầu NVL loại 1 trên thị trường đột biến và công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu mua NVL.
Câu 5:
I. Xác định hệ số chi phí và hệ số sinh lời hoạt động.
Chỉ tiêu | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Giữa 2014 và 2015 | Giữa 2015 và 2016 | ||
+/- | % | =/- | % | ||||
Hệ số giá vốn hàng bán | 0,6 | 0,55 | 0,5 | (0,05) | -8% | (0,05) | -9% |
GVHB | 10200 | 10098 | 9914 | (102) | -1% | (184) | -2% |
Doan thu thuần | 17000 | 18360 | 19829 | 1360 | 8% | 1469 | 8% |
Hệ số chi phí bán hàng | 0,1 | 0,14 | 0,18 | 0,04 | 40% | 0,04 | 29% |
Chi phí bán hàng | 1700 | 2570 | 3569 | 870 | 51% | 999 | 39% |
Doanh thu thuần | 17000 | 18360 | 19829 | 1360 | 8% | 1469 | 8% |
Hệ số chi phí QLDN | 0,2 | 0,196 | 0,19 | (0,004) | -2% | (0,01) | -5% |
Chi phí QLDN | 3400 | 3600 | 3700 | 200 | 6% | 100 | 3% |
Doanh thu thuần | 17000 | 18360 | 19829 | 1360 | 8% | 1469 | 8% |
Hệ số sinh lời hoạt động ROS | 0,07 | 0,08 | 0,1 | 0,01 | 16% | 0,02 | 20% |
Lợi nhuận sau thuế | 1168 | 1462 | 1892 | 294 | 25% | 430 | 29% |
Doanh thu thuần | 17000 | 18360 | 19829 | 1360 | 8% | 1469 | 8% |
II. Chiến lược cạnh tranh
Từ hệ số chi phí đã tính ở trên chúng ta có thể thấy rằng:
- Hệ số GVHB giảm dần từ 0,6 năm 2014 đến 0,5 năm 2016
- Hệ số chi phí hàng bán tăng ,1 năm 2014 lên 0,18 năm 2016
- Hệ số chi phí QLDN tăng nhẹ trong năm 2015 sau đó giảm nhẹ xuống 0,19 năm 2016
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá để đẩy mạnh doanh thu. Cụ thể doanh nghiệ giảm chi phí giá thành sx sp để làm cơ sở giảm giá bán. Và tăng nhẹ chi phí bán hàng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ. Công ty cần phải cẩn thận với việc sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá. Vì nếu việc giảm giá đi kèm với giảm chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong dài hạn. Thậm chí có thể dẫn tới tình trạng mất khách hàng và phá sản.
III. Các yếu tố dẫn tới biến động lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế tăng dần từ 1168 năm 2014 lên 1462 năm 2015 và 1892 năm 2016
Như vậy, LNST năm 2016 đã tăng 430 tương ứng 29% so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Doanh thu năm 2016 đã tăng 1469 tương ứng 8% so với năm 2015
- Giá vốn hàng bán giảm 184 tương ứng 2% so với năm 2015
- Chi phí QLDN và chi phí bán hàng đều tăng nhẹ nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh nghiệp.
Chúc các bạn ôn thi hiệu quả!
[HOT]
- Khóa luyện thi CPA/APC tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh
- Sách luyện thi CPA môn Pháp luật kinh tế và luật doanh nghiệp
- Sách luyện thi CPA môn Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
TACA – Đào tạo ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán!