Đây là một kỹ thuật chốt sale khá phổ biến, nó yêu cầu người bán hàng phải giả định rằng thỏa thuận đã được xác nhận. Người bán hàng sẽ áp dụng kỹ thuật này khi mà khách hàng tiềm năng đã kiểm tra hết những gì họ cần biết nhưng lại chưa xác nhận đơn hàng.
Kỹ thuật này luôn được xem là hiệu quả vì nó không cho phép khách hàng thời gian để suy nghĩ thêm và điều này hạn chế khả năng bị từ chối từ khách hàng.
2. Giả vờ “dỗi”
Bạn và khách hàng tiềm năng sắp kết thúc giao dịch, tuy nhiên, khách hàng của bạn bỗng dưng đưa ra một vài lời phàn nàn hay “mặc cả” để cố gắng kiếm chút hời. Có thể một nhân viên mới sẽ cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu để chốt sale, thế nhưng một người bán hàng lâu năm sẽ làm ngược lại.
Kỹ thuật “Giả vờ dỗi” sẽ đòi hỏi người bán hàng phải đủ kiên định và mạnh mẽ từ chối khách hàng tiềm năng và đề nghị rút khỏi toàn bộ giao dịch. Điều này cho thấy được mức độ tin tưởng của bạn vào sản phẩm của mình và khiến khách hàng tiềm năng cân nhắc lại răng có thể họ đã bỏ qua một sản phẩm tốt.
3. Chốt “bây giờ” hoặc “không bao giờ”
Đây là một kỹ thuật bán hàng mà bạn gây áp lực lên khách hàng tiềm năng để đưa ra quyết định. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả khi được kết hợp với đợt giảm giá lớn hoặc miễn phí trong một khoảng thời gian giới hạn.
4. Cho đi không vì gì cả
Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc “Có đi có lại” của Tiến sĩ Robert Cialdini. Nguyên tắc chứng minh rằng việc đáp lại một hành động tích cực bằng một hành động tích cực khác là một chuẩn mực xã hội.
Khi khách hàng của bạn không mua sản phẩm của bạn, hãy tặng họ một thứ gì đó. Và họ sẽ có nghĩa vụ phải làm điều gì đó để đổi lại – điều gì đó, trong trường hợp này, có thể là mua sản phẩm khác hoặc mua lần sau. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng, hãy tặng họ thứ gì đó, thực sự có giá trị với họ thay vì với bạn!
5. “Bạn đang có vấn đề gì với sản phẩm?”
Khi bạn đã chắc chắn rằng khách hàng tiềm năng của bạn đã hiểu mọi thứ về sản phẩm của bạn, hãy thử kết thúc giao dịch bằng cách hỏi họ về bất kỳ sự không hài lòng nào mà họ có thể có đối với sản phẩm. Cách tiếp cận này cho phép khách hàng tiềm năng đưa ra mọi ý kiến hoặc nghi ngờ cuối cùng họ cần phải giải quyết mà không từ chối thỏa thuận.
6. Chốt sale kiểu Ben Franklin
Benjamin Franklin không chỉ là một nhà phát minh và chính trị gia vĩ đại, ông còn là một nhà kinh doanh lỗi lạc. Bất cứ khi nào ông do dự về điều gì đó, ông sẽ liệt kê những ưu và nhược điểm của quyết định đó. Chiến thuật đơn giản này có tiềm năng to lớn để chốt sale.
Việc liệt kê những ưu và nhược điểm của sản phẩm sẽ giúp khách hàng tiềm năng hình dung sản phẩm của bạn có giá trị như thế nào đối với họ. Nó được áp dụng tốt nhất khi khách hàng tiềm năng do dự có nên mua sản phẩm của bạn hay không, bạn có thể liệt kê những ưu và khuyết điểm và khi họ thấy rằng ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, khả năng bạn chốt giao dịch sẽ cải thiện.
7. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng là cách tốt nhất để khiến họ mua sản phẩm của bạn. Kỹ thuật này được thực hiện như sau, đầu tiên, hãy liệt kê những thứ mà khách hàng tiềm năng của bạn đã yêu cầu. Sau đó rà soát lại danh sách sản phẩm của bạn để đánh dấu chọn những sản phẩm phù hợp.
Việc liệt kê ra các sản phẩm phù hợp theo yêu cầu cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra các lợi ích của sản phẩm một cách có hệ thống hơn.
8. Chốt sale bằng cách …. để khách hàng chấm điểm sản phẩm
Trước khi chốt sale bạn có thể khảo sát mức độ yêu thích sản phẩm của khách hàng tiềm năng, lý tưởng nhất là để họ chấm điểm trên thang từ 1-10. Dựa trên đánh giá thì bạn có thể hiểu được mức độ yêu thích cũng như mức độ thành công của giao dịch. Nếu họ không cho điểm tuyệt đối, chẳng phải bạn đang có cơ hội để tư vấn kỹ hơn à?
9. Chốt sale bằng sự đồng cảm
– “Tôi không chắc là tôi có thể quyết định ngay bây giờ. Liệu tôi có thể gọi lại cho bạn sau?”
– “Chắc chắn rồi, chúng tôi hiểu thực sự không dễ dàng để quyết định mua một món đồ có chi phí khá cao như vậy. Bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc hỏi người thân. Chúng tôi sẽ đợi bạn và gọi cho bạn vào ngày mai nhé!”
Không phải mọi giao dịch đều có thể chốt bằng việc đặt áp lực lên khách hàng. Đôi khi sẽ tốt hơn nếu bạn đi theo hướng đồng cảm, thấu hiểu với khách hàng. Nó cho thấy bạn đang muốn giúp và cố gắng mang đến những điều tốt nhất cho khách hàng theo cách chân thành.
10. Nhấn mạnh vào quy trình sản xuất
Kỹ thuật này yêu cầu bạn cần phải làm nổi bật về quy trình sản xuất, thời gian, các yêu cầu về kỹ năng, dụng cụ máy móc chế tạo hay tay nghề v.v. Điều này sẽ khiến khách hàng tiềm năng của bạn đánh giá cao chất lượng sản phẩm và sự uy tín cho thương hiệu của bạn.
Và còn rất nhiều các bí kíp sale đỉnh cao khác sẽ được bật mí trong tọa đàm: “Phát triển nghề đại lý thuế – Tư vấn thuế” bởi những chuyên gia có tiếng trong ngành như Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam & Ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, v.v. hứa hẹn sẽ mang đến những góc nhìn riêng biệt, những kiến thức và trải nghiệm giá trị mà bạn sẽ chẳng thể tìm ở bất cứ nguồn nào.