Khóa học THANH KIỂM TRA QUYẾT TOÁN VÀ HOÀN THUẾ
Thanh kiểm tra Quyết toán và hoàn thuế là 2 vấn đề đầy tính nhức nhối và mang tính dài hơi, vì một bên là bảo vệ doanh nghiệp trước “vành đai” pháp lý, còn một bên là “lấy lại” tiền cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên để nhận lại số tiền thuế đã nộp không phải điều dễ dàng. Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã thanh kiểm tra quyết toán thuế xong và được cơ quan thuế xác nhận các sắc thuế đúng, sổ sách đúng nhưng vẫn không thể hoàn thuế được. Phần lớn đến từ 2 lý do: Không sắp xếp được chứng từ hoàn thuế theo bộ được kèm và không biết làm hồ sơ hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế.
Để tránh được các sai sót gây bất lợi, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các điều kiện, hồ sơ chứng từ hợp lý hợp lệ đáp ứng đủ điều kiện được hoàn thuế, những điểm cơ quan thuế thường tập trung khi thực hiện thanh tra, kiểm tra. Và biết cách ứng xử để GIẢI TRÌNH với cơ quan thuế những khoản mục BỊ NGHI có sai sót trọng yếu và có nguy cơ BỊ LOẠI ra khỏi chi phí.
Nhất là khi kê khai để quyết toán thuế, doanh nghiệp phải hoàn thiện rất nhiều nghiệp vụ, làm sổ sách chứng từ, nhưng dù cẩn thận đến đâu thì sai sót vẫn có thể xảy ra và chính sách thuế thì không ngừng thay đổi theo tình hình thực tế.
Thanh kiểm tra quyết toán thuế sẽ không dễ dàng khi có quá nhiều tình huống thu chi phải xử lý. Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra phát hiện lỗi để xử lý vi phạm hành chính, truy thu thuế, thậm chí là tội trốn thuế.
Để hoàn thành nhiệm vụ Thanh kiểm tra quyết toán và Hoàn thuế thành công cho doanh nghiệp, Khoá học Thanh kiểm tra quyết toán và Hoàn thuế tại TACA không chỉ giúp kế toán biết cách RÀ SOÁT, HOÀN CHỈNH một bộ HỒ SƠ hoàn thuế gồm quy trình như thế nào, ghép bộ chứng từ hoàn ra sao, biết cách GIẢI TRÌNH xử lý các tình huống thường xảy ra trong QUÁ TRÌNH HOÀN, để lấy số tiền hoàn về một cách nhanh chóng. Mà còn giúp bạn GHI ĐIỂM lớn khi BẢO VỆ được doanh nghiệp trong các tình huống “bắt lỗi” khó xử lý nhất, nắm được các “key” quan trọng trong các cuộc Thanh kiểm tra quyết toán thuế.
MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA KHÓA HỌC MANG LẠI
- Củng cố vững chắc kiến thức nền tảng về Thanh kiểm tra quyết toán và Hoàn thuế. Chuẩn hoá công tác lập, tránh tối đa sai sót không đáng có.
- Hiểu rõ các trường hợp được hoàn, hình thức hoàn, rà soát chuẩn bị nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT cho từng trường hợp.
- Nắm được các điểm trọng yếu cơ quan thuế thường tập trung kiểm tra. Nắm được cách giải trình khi cơ quan thuế kiểm tra.
- Biết xử lý các tình huống về việc hoàn trước kiểm tra sau hoặc ngược lại
- Biết cách xử lý một số trường hợp đặc biệt để tránh doanh nghiệp bị loại
- Cách giải quyết các tình huống xảy ra khi quyết toán và kiểm tra. Nâng cao kỹ thuật giải trình và điều chỉnh sau khi thanh kiểm tra quyết toán thuế
- Tự tin xử lý các vấn đề liên quan đến các loại thuế (TNDN, GTGT, TNCN, thuế NTNN…)
- Tự tin làm việc với cơ quan thuế khi được kiểm tra
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THỰC TIỄN
- Kết hợp phân tích quy định luật thuế và thảo luận tình huống thực tế
- Kết hợp tư duy độc lập và thảo luận nhóm hiệu quả
- Tỷ lệ: 30% lý thuyết – 55% xử lý tình huống thực tế – 15% học viên trao đổi tại lớp
- Học viên học và xử lý từng module chi tiết
- Học viên được huấn luyện rà soát và hoàn chỉnh hồ sơ, lập tờ khai chuẩn chỉnh.
NỘI DUNG KHÓA HỌC THANH KIỂM TRA QUYẾT TOÁN VÀ HOÀN THUẾ
MODULE I: THANH KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ
Phần 1: Một số nội dung đáng lưu về tình hình thanh tra kiểm tra thuế và VBPL về thuế trong giai đoạn gần đây
– Thực trạng thanh tra kiểm tra thuế trong giai đoạn gần đây: thu ngân sách, số lượng các cuộc thanh tra kiểm tra
– Các điểm cơ quan thuế thường tập trung khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp
– Nội dung thay đổi của các văn bản pháp luật về thuế: Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC, các VBPL hỗ trợ Covid (giảm tiền thuê đất, tiền thuế GTGT, thuế TNDN), gia hạn thời hạn nộp thuế, nộp tờ khai
– Ứng dụng AI để tìm ra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế
– Hoá đơn bất hợp pháp
Phần 2: Quy trình thanh kiểm tra quyết toán thuế
Phần 3: Một số nội dung cần lưu ý về thuế khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
1. Vấn đề về thuế TNDN
– Nhóm chi phí liên quan đến phòng chống dịch bệnh: chi phí Covid và các công văn liên quan, chi phí tạm dừng khấu hao TSCĐ, chi phí hàng hóa lỗi hỏng chậm luân chuyển
– Nhóm chi phí trích trước/ dự phòng
– Nhóm chi phí cho người lao động: thiếu hồ sơ chứng từ, trích trước lương chưa chi trước thời hạn quyết toán thuế TNDN, 17% quỹ lương chưa thực hiện, trả lương nghỉ phép theo luật lao động, trợ cấp mất việc/ trợ cấp thôi việc, chi phí liên quan đến chuyên gia người nước ngoài
– Nhóm chi phí với bên liên quan liên kết
– Nhóm chi phí bán hàng, chi phí QLDN, các nhóm chi phí không được trừ
2. Vấn đề về thuế GTGT
– Xác định sai thuế suất cho một số loại hình hàng hóa, dịch vụ: hoàng hóa dịch vụ chịu thuế, không chịu thuế, thuế suất 0% của hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng đủ điều kiện
– Xác định sai giá tính thuế và không xuất hóa đơn đối với một số giao dịch đặc thù: chuyển nhượng vốn, chứng khoán, tặng quà, tặng hàng hóa chương trình khuyến mại, v/v
– Các vấn đề về hóa đơn: thời điểm xuất hóa đơn GTGT (chậm/ thiếu), kê khai sai sót, điều chỉnh hóa đơn trên tờ khai thuế GTGT, sử dụng hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn, hóa đơn điện tử
3. Vấn đề về thuế TNCN
– Xác định tình trạng cư trú thuế của chuyên gia nước ngoài
– Xác dịnh thiếu thu nhập chịu thuế hoặc sai các khoản thu nhập được miễn thuế theo quy định
– Tính toán sai công thức: không gross up thu nhập net, xác định sai thu nhập chịu thuế có tiền nhà, các khoản đóng bảo hiểm chưa được cộng vào
– Hồ sơ liên quan đến người phụ thuộc
– Liên hệ các vấn đề của thuế TNDN với TNCN: chi phí chuyên gia, chi phí phúc lợi, quà tặng cho nhân viên, các khoản đưa vào chi phí được trừ nhưng không tính thuế
– Lao động thuê ngoài, các loại hình lao động khoán, thời vụ, dịch vụ, thử việc, HĐLĐ dưới 03 tháng, v.v.
4. Vấn đề về thuế NTNN
– Kê khai thiếu, chậm với các khoản thu nhập của NTNN
– Một số nghĩa vụ khai báo thuế với chuyên gia
5. Các vấn đề khác cần lưu ý
– Ấn định của cơ quan hải quan và cơ quan chuyên ngành khác
Phần 4: Công tác thực hiện thanh kiểm tra quyết toán thuế
– Hồ sơ cần chuẩn bị
– Nội dung cần làm việc với chủ doanh nghiệp trước và trong quyết toán
– Những vấn đề cần lưu ý khi giải trình số liệu
– Kỹ thuật điều chỉnh sau quyết toán
MODULE II: HOÀN THUẾ
Phần 1: Các trường hợp được hoàn thuế GTGT
– Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài và xuất khẩu vào khu phi thuế quan.
– Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới
– Hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp khác
Phần 2: Tìm hiểu các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn sau và hoàn trước kiểm sau
– Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế
– Các trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau
– Kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
Phần 3: Hướng dẫn rà soát hồ sơ phục vụ hoàn thuế
– Rà soát hồ sơ khai thuế GTGT từ thời điểm phát sinh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đến thời điểm xin hoàn;
– Rà soát toàn bộ hóa đơn đầu vào để loại bỏ các hóa đơn không đủ điều kiện hoàn thuế (như hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn mua của các Công ty đã bỏ địa chỉ kinh doanh…)
– Rà soát toàn bộ doanh thu và doanh thu xuất khẩu để đưa ra số thuế GTGT hoàn chính xác trong trường hợp hoàn thuế đối với xuất khẩu;
– Kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT trong suốt thời gian đề nghị hoàn nếu có sai sót
– Rà soát sổ công nợ phải thu, phải trả
– Kiểm tra kho hàng
– Sắp xếp chứng từ theo bộ được hoàn
Phần 4: Hồ sơ hoàn thuế
– Hướng dẫn gửi công văn cho Cơ Quan thuế mở mục Hoàn thuế trên trang thuedientu.gdt.gov.vn cho Doanh nghiệp
– Hướng dẫn chi tiết cách lập và nộp đề nghị hoàn theo mẫu 01/ĐNHT trên trang thuế điện tử mới nhất hiện nay
– Hướng dẫn lập giấy đề nghị hoàn thuế theo mẫu 01/ĐNHT
– Tra cứu giấy đề nghị hoàn và xem thông báo kết quả hoàn
– Hướng dẫn hủy đề nghị hoàn nếu có sai sót
Phần 5: Kinh nghiệm hoàn thuế
– Chia sẻ cách giải trình khi Cơ quan thuế kiểm tra
– Các Tip hoàn thuế
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN CỦA KHÓA HỌC
- Học viên làm nghề muốn hoàn thuế cho doanh nghiệp
- Học viên cần củng cố kiến thức chuyên sâu về thanh kiểm tra quyết toán thuế
- Học viên cần chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế
- Các chủ doanh nghiệp muốn tìm hiểu kiến thức về thuế
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Chuyên gia hàng đầu đến từ Big4 trong lĩnh vực kiểm toán
Với trên 20 năm kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ Chuyên gia giảng dạy đến từ các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như Deloitte, KPMG, EY, PWC.
Với kinh nghiệm làm việc với đa dạng khách hàng trong và ngoài nước, Đội ngũ giảng viên tại Taca Academy sẽ chia sẻ lại tất cả cho các học viên.
Đăng ký khoá học Thanh kiểm tra quyết toán và Hoàn thuế
THÔNG TIN KHOÁ HỌC
- Lịch học: Tối thứ 3, 5, 7 từ 19h30 – 22h00
- Số buổi: 8 buổi
- Học phí: 3.500.000 vnđ/học viên
(Học viên có thể chọn học 1 module hoặc cả 2 module)
Ưu đãi:
– Giảm 5% cho 1 học đăng ký chuyển khoản sớm
– Giảm 10% đăng ký nhóm 3 người đăng ký chuyển khoản sớm
– Giảm 15% dành cho học viên cũ hoặc nhóm 5 người đăng ký chuyển khoản sớm
FAQ
- Nếu đăng ký mà không đi học được, Taca Academy có bảo lưu khóa học cho học viên không?
Trả lời: Có. Vì lý do cá nhân, không thể tham gia khóa học. Học viên sẽ được bảo lưu với đầy đủ quyền lợi về học phí ưu đãi, quà tặng và được ưu tiên tham gia khóa học tiếp theo.
- Học viên có được quay phim hoặc sử dụng hình ảnh trong khoá học hay không?
Trả lời: Toàn bộ nội dung trong khoá học và hình ảnh khoá học thuộc về bản quyền của Taca Academy. Vì thế học viên sẽ không được quay phim/sử dụng video trong khoá học cho mục đích riêng cá nhân/tổ chức hay sử dụng ảnh lớp học để chạy các quảng cáo khác (trừ khi có sự cho phép bằng văn bản của Taca)
- Taca Academy có chính sách hoàn lại học phí không?
Có. Trong trường hợp bất khả kháng Taca có hoàn lại học phí cho học viên. Số tiền hoàn về tương ứng với số buổi học còn lại mà học viên chưa tham gia, trừ đi 20% tiền phí quản lý.
- Các chi phí thường bị bắt lỗi trong quá trình quyết toán thuế?
- Tiền thuê tài sản của cá nhân không có hóa đơn
- Chi phí cải tạo, sửa chữa Văn phòng
- Tiền thưởng 30/4 & 1/5 cho nhân viên
- Các khoản chi phí lãi vay của ngân hàng, cá nhân
- Về chi phí hàng hóa bị hư hỏng
- Tiền thuê nhà cho người lao động
- Chi tiền học cho con của người lao động nước ngoài
- Các khoản chi lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con, trung thu
- Chi phí đào tạo cho nhân viên
- Chi phí mua sách cho nhân viên
- Mất tiền đặt cọc do vi phạm Hợp đồng được tính vào chi phí…