Chương trình huấn luyện
3 tố chất để trở thành kế toán trưởng thực thụ
Tất cả đều bắt đầu từ Kế Toán
Kế Toán không chỉ đơn thuần là ghi chép sổ sách. Toàn bộ Câu Chuyện Kinh doanh và những Bí mật Của Công ty đều có thể tìm thấy được ở bộ phận Kế Toán. Không giống như những lớp đào tạo kế toán trưởng lấy chứng chỉ. Ở đây chúng tôi không coi trọng việc học chỉ để lấy chứng chỉ.
Tôi cũng không thích những file Excel, Template, quy trình có sẵn được chia sẻ tràn lan trên mạng và những file data dữ liệu hằng hà sa số được chất đầy qua năm tháng. Phương pháp giảng dạy của tôi được đúc kết qua thời gian thực tế làm kế toán trưởng và giám đốc tài chính.
Khoá học này cô đọng những kiến thức, kỹ năng và tố chất để trở thành kế toán trưởng thực thụ được đúc kết trong 5 module xuyên suốt 45 buổi huấn luyện để tô rèn tính thực chiến áp dụng trong chính doanh nghiệp của bạn.
MỤC TIÊU KHÓA HỌC



Nhắc tới các khóa học về kế toán trưởng hiện nay, đa phần các trung tâm chỉ dạy lý thuyết trong sách vở chỉ để thi lấy chứng chỉ.
Tuy nhiên ở Taca, chúng tôi thấy rằng: Đi học kế toán trưởng là phải học được tư duy quản trị, bao quát. Phải học được từ những chuyên gia trong nghề, giàu tính thực tế để áp dụng được vào công việc, đừng chỉ học lý thuyết suông!
LỢI ÍCH KHÓA HỌC
Học cùng chuyên gia đầu ngành
Giáo trình, Casestudy thực tế theo từng nhóm ngành
Hỗ trợ học viên trọn đời
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
Những bài học thiết thực để trở thành một KẾ TOÁN TRƯỞNG THỰC THỤ được cô đọng từ những kiến thức chuyên sâu, THỰC CHIẾN & những kỹ năng, tố chất từ chuyên gia đầu ngành được đúc kết trong 5 module gồm 45 buổi huấn luyện tô rèn tính thực chiến áp dụng trong chính doanh nghiệp của bạn.
Chân dung: KẾ TOÁN TRƯỞNG THỰC THỤ
- Chuyên gia giảng dạy: Bùi Đức Hải
- Số buổi học: 1 buổi
Khóa huấn luyện chú trọng đến các kỹ năng giúp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt và trở thành một Kế Toán Trưởng Thực Thụ.
Buổi định hướng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức của một Kế toán trưởng thực thụ, bạn sẽ biết cách làm rõ nét mục tiêu của mình, hiểu cách thức để tổ chức phòng kế toán hiệu quả và biết cách xây dựng, triển khai KPIs cho phòng kế toán theo quy trình chặt chẽ và có phương pháp.
Phần 1: Tư duy đúng
– Kế toán nghĩ khác. Những lầm tưởng về Kế toán trưởng. 6 Tố chất để trở thành Kế toán trưởng.
– Cách trở thành một Kế toán trưởng khác biệt được nhiều chủ doanh nghiệp săn đón hoặc muốn cộng tác.
– Thành công không phải may mắn, đó là sự lựa chọn
– Phía trước mỗi chúng ta luôn có con đường
– Cách thức suy nghĩ như một giám đốc tài chính thực thụ. Tự tin tham vấn cho ban lãnh đạo
Phần 2: Bắt đầu
– Xác lập mục tiêu
– Hãy cứ làm những công việc kể cả khi không được yêu cầu
– Cảnh báo khủng hoảng thất nghiệp tuổi 35
– Hãy lập kế hoạch cho cuộc đời và công việc của bạn
Phần 3: Hành động
– Xây dựng hệ thống bắt đầu từ đâu?
– Kế toán trưởng thực thụ họ làm gì?
– Tổ chức phòng Kế toán và xây dựng KPI phòng
Module 1 : LẬP & PHÂN TÍCH BÁO CÁO QUẢN TRỊ
- Chuyên gia giảng dạy: Trần Trọng Thắng & Phan Đức Hân
- Số buổi học: 10 buổi
Người lập được báo cáo quản trị thành công là người hiểu được câu chuyện quá khứ, hiện tại và có năng lực dự báo câu chuyện tương lai cho doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra, vị thế của bạn đang nằm ở đâu trong hoạt động doanh nghiệp?
Module Lập và phân tích báo cáo quản trị tại TACA giúp bạn nâng cao năng lực làm việc và vị thế của chính mình, trở thành một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong công ty.
Phần 1: Thiết kế và xây dựng Báo cáo quản trị trên Excel
- Thấu hiểu báo cáo quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp
– Báo cáo quản trị vận hành và ứng dụng trong doanh nghiệp. Quy trình để tạo ra thông tin quản trị.
– Cấu trúc báo cáo quản trị và các chỉ tiêu trọng yếu dùng để phân tích theo nhóm ngành trong mỗi báo cáo quản trị.
– Cách trình bày báo cáo quản trị thông minh, sáng tạo và khóa học. Những công cụ được sử dụng để trình bày báo cáo quản trị.
- Tổ chức cơ sở dữ liệu data ban dầu
– Cách tạo mẫu Template đầu vào của hệ thống dữ liệu trong doanh nghiệp
– Cách lọc, truy vấn hoặc phản hồi về dữ liệu
– Cách kiểm soát phạm vi tổng hợp các dữ kiện
– Cách xác định mối quan hệ chính – phụ giữa các dữ liệu
– Cách đánh giá về chất lượng các nguồn dữ liệu thô
– Cách đặt mã phí, mã dự án, mã hàng tồn kho…thông minh, dễ nhớ, dễ làm.
- Xây dựng báo cáo quản trị dựa trên những tính năng vượt trội trong Excel
– Cách chuẩn hóa dữ liệu một lần duy nhất dựa trên giải pháp Power Query
– Cách gộp tất cả các file, các sheet, các nguồn dữ liệu dễ dàng, chính xác, nhanh chóng
– Cách tạo ra báo cáo từ các dữ liệu sau khi được làm sạch bằng Pivot Table
– Cách trích lọc dữ liệu, tạo báo cáo, thiết kế dashboard trực quan
– Cách xây dựng trọn bộ báo cáo quản trị bằng cách kết hợp hoàn hào giữa Power Query và Pivot Table chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phân tích cao cấp
– Cách lập mô hình phân tích dữ liệu và điều chỉnh các tham số
- Thực hành tạo lập hệ thống báo cáo quản trị trên Excel
– Nhóm báo cáo liên quan Doanh thu (ngành hàng, sản phẩm, theo chuỗi, cửa hàng…)
– Nhóm báo cáo liên quan hàng tồn kho (sản phẩm, cửa hàng, vùng địa lý…)
– Nhóm báo cáo quản trị chi phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi)
– Nhóm báo cáo phải thu, phải trả nhà cung cấp
– Nhóm báo cáo theo dõi tình hình vốn lưu động
– Nhóm báo cáo quản trị giá thành sản xuất/sản phẩm/công trình
– Nhóm báo cáo theo dõi biến động tài sản cố định
– Nhóm báo cáo hiệu suất nhân sự
– Nhóm báo cáo theo dõi ngân sách, kế hoạch tài chính
– Nhóm báo cáo sử dụng nguồn vốn (vốn chủ, vốn cổ phần, vốn vay)
– Nhóm báo cáo lợi nhuận kinh doanh
– Nhóm báo cáo theo dõi mục tiêu, chiến lược kinh doanh
– Nhóm báo cáo phục vụ HĐQT, chủ tịch chuyên biệt
– …v..v…theo nhu cầu từng công ty
Phần 2: Giải pháp thông minh xây dựng Báo cáo quản trị trên Power BI
- Tạo báo cáo Power BI để phân tích hoạt động kinh doanh
– Giới thiệu về báo cáo thông minh và Power BI
– Cách trích xuất dữ liệu với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau kết nối vào Power BI
– Cách chuyển đổi và định dạng dữ liệu như mong muốn
– Cách sử dụng các tính năng khác nhau từ tạo cột, giữ cột, ghép và biến đổi định dạng dữ liệu
- Kỹ thuật phân tích số liệu trong kinh doanh
– Cách thiết kế xây dựng data model
– Cách PowerBI kết nối các bảng dữ liệu với nhau dựa theo những mối quan hệ của các trường dữ liệu
– Cách thiết kế các phép tích cho những số liệu hoặc KPI về doanh thu và tăng trưởng
– Cách thực hiện tính toán và đo lường hiệu suất với công thức phân tích dữ liệu (KPI và DAX)
– Cách PowerBI giúp thực hiện các tính toán dễ dàng với việc phân tích dữ liệu (hàm DAX)
– Cách sử dụng bảng thời gian Date với sự kết hợp data model để phân tích doanh thu, chi phí trong kỳ
Trực quan hoá dữ liệu với Power BI
– Cách thao tác với các loại biểu đồ trong Power BI
– Cách tương tác với Dashboard trong Power BI
– Cách thiết kế trực quan hoá dữ liệu đạt hiệu quả trong việc phân tích
MODULE 2 : HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
- Chuyên gia giảng dạy: Phan Đức Hân
- Số buổi học: 5 buổi
Nội dung "XÂY DỰNG HỆ THỐNG BCQT & LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH DOANH" sẽ giúp bạn:
Cách tạo ra BCQT & thông tin nội bộ mà doanh nghiệp muốn. Nắm rõ từng góc cạnh trong bức tranh hoạt động của doanh nghiệp về dòng tiền, P&L, cơ cấu doanh thu,.. Và nhiều yếu tố then chốt khác ẩn giấu đằng sau những con số mà ông chủ muốn nghe từ bạn.
Phần 1: Hiểu bản chất về việc lập ngân sách
1. Các tiêu chí để lập một kế hoạch ngân sách phù hợp với mục tiêu của DN
2. Các kỹ năng trình bày một kế hoạch ngân sách
3. Tác động của một kế hoạch ngân sách tốt tới hiệu quả kinh doanh của DN
4. Năm loại ngân sách phổ biến trong doanh nghiệp
– Ngân sách tổng thể
– Ngân sách hoạt động
– Ngân sách dự báo dòng tiền
– Ngân sách tài chính
– Ngân sách cố định
5. Phân tích các case về từng loại ngân sách thường được sử dụng trong DN
Phần 2: Phương pháp và quy trình chuẩn lập kế hoạch ngân sách
1. Các phương pháp lập ngân sách. Thời hạn của ngân sách: ngắn, trung và dài hạn
2. Phân tích tình hình kinh doanh tài chính của công ty và thị trường
3. Quy trình triển khai thực hiện việc lập ngân sách, công tác chuẩn bị cũng như kiểm soát việc lên kế hoạch và lập dự toán.
4. Nắm bắt BSC, KPI của công ty hay còn gọi là mục tiêu chiến lược ngắn và dài hạn
Phần 3: Xây dựng ngân sách phòng ban theo mục tiêu hoạt động
1. Xây dựng mục tiêu ngân sách theo BSC và KPI của công ty
2. Xây dựng các chiến lược hành động của phòng ban, công ty
3. Xây dựng ngân sách theo các hành động để đạt được mục tiêu chiến lược (Kế hoạch chi tiêu, kế hoạch chi phí, kế hoạch đầu tư, quy tắc lập cấu trúc mã ngân sách…).
4. Xây dựng bản kế hoạch ngân sách kết quả kinh doanh, dòng tiền
Phần 4: Triển khai và hoàn thiện lập kế hoạch ngân sách theo nhóm
Ứng dụng Power Query, Pivot Table, Power Pivot lập ngân sách
– Lập kế hoạch lợi nhuận: Đặt mục tiêu và tiếp cận mục tiêu, những tác động tới dự toán tổng
– Lập ngân sách sản xuất: Mối quan hệ với dự toán doanh thu và ảnh hưởng tới tính thực tế của dự toán
– Lập ngân sách mua sắm, đầu tư TSCĐ
– Lập ngân sách hoạt động, chi phí hoạt động, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển dụng và mua sắm thiết bị văn phòng.
– Lập dự toán dòng tiền và dự toán vốn: Case study kiểm soát ngân sách, đánh giá hiệu quả của hoạt động.
– Dự đoán và lập kế hoạch: giảm thiểu rủi ro trong khi ra quyết định
– Hợp nhất kế hoạch ngân sách phòng ban, bộ phận bằng kỹ thuật Power Query
– Phân tích và quản trị ngân sách
MODULE 3 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN SÂU
- Chuyên gia giảng dạy: Vũ Ngọc Tuấn, Phan Đức Hân & Senior Manager, Big 4
- Số buổi học: 10 buổi
Ở module này không chỉ giúp bạn đọc - hiểu - phân tích BCTC ngành của một doanh nghiệp niêm yết để biết và đánh giá được khả năng sinh lời, sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
mà còn giúp bạn thực hành tính toán các chỉ số tài chính trên Module Excel nâng cao với công cụ Power Query và Pivot Table để tạo lập được báo cáo phân tích tài chính hoàn chỉnh và chuyên nghiệp.
Phần 1: Phân tích tài chính chuyên sâu trên BCTC
1. Đọc hiểu báo cáo tài chính đã được kiểm toán
1.1 Các loại ý kiến kiểm toán
1.1.1 Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
– Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
– Ý kiến kiểm toán có đoạn ‘Vấn đề cần nhấn mạnh”
– Ý kiến kiểm toán có đoạn “Vấn đề khác”
1.1.2. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
1.1.3. Từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán
1.1.4. Ý kiến trái ngược
1.2 Hệ thống báo cáo tài chính (BCTC)
1.2.1 Bảng cân đối kế toán
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.4 Các thuyết minh trong báo cáo tài chính
– Thuyết minh về “Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu”
– Các thuyết minh “nhạy cảm”
– Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
– Thay đổi chính sách kế toán
– Giao dịch với các bên liên quan
– Giả định hoạt động liên tục
– Các khoản nợ tiềm tàng
– Thuyết minh về công cụ tài chính
– Các số liệu so sánh: Phân loại/Trình bày lại/Điều chỉnh lại
– Các khoản mục khác: thường chứa các giao dịch bất thường
1.3 Mối quan hệ giữa các báo cáo trong Hệ thống báo cáo tài chính
– Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Mối quan hệ giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2. Phân tích tài chính tín dụng và dự báo tài chính
2.1. Phân tích tín dụng
– Các chỉ số trong bảng cân đối kế toán
– Các chỉ số trong báo cáo hoạt động kinh doanh
– Các chỉ số trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Sự kết hợp các chỉ số
– Các chỉ số liên quan đến rủi ro tín dụng
2.2. Phân tích vốn chủ sở hữu
– Mô hình chiết khấu cổ tức
– Chỉ số giá trên thu nhập
– Hệ số P/E định giá chứng khoán
– Công thức Dupont
– Định giá qua tái cấu trúc doanh nghiệp
2.3. Xây dựng dự báo
– Xây dựng dự báo cáo tài chính cho năm sau
– Phân tích độ nhạy với dự toán báo cáo tài chính
– Các dự toán báo cáo tài chính
– Những báo cáo dự toán cho mục đích thâu tóm
3. Làm sạch và gột rửa báo cáo tài chính
3.1. Làm sạch và quản trị lợi nhuận
– Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kế toán
– Xác định thu nhập hoạt động
3.2. Ghi nhận doanh thu và chi phí
– Các phương pháp ghi nhận doanh thu
– Điều chỉnh thu nhập
– Các phương pháp ghi nhận chi phí
– Kế hoạch trì hoãn lợi nhuận
– Ghi nhận thu nhập
– Làm dối các con số mang tính hệ thống
3.3. Ứng dụng và giới hạn của EBITDA
– Cách xác định Ebit
– Cách xác định Ebitda
– Ebitda ảnh hưởng đến phân tích tín dụng
– Lạm dụng Ebitda
– Vốn lưu động trong phân tích sự lưu chuyển của dòng tiền
3.4. Nghiệp vụ mua bán và sáp nhập
– Tối đa hóa lợi nhuận sau sáp nhập
3.5. Gột rửa gian lận phù phép trên BCTC
– Xác định các mô hình liên kết công ty mẹ con
– Lợi nhuận nhỏ và chiến lược Big bath
– Tối đa hóa kỳ vọng tăng trưởng
– Giám các khoản nợ tiềm tàng
4. Ứng dụng Phân tích tài chính các nhóm ngành phổ biến trên thị trường chứng khoán
– Bảo hiểm/Bán lẻ/Viễn thông
– Ngành điện, ngành thép và dầu khí
– Bất động sản và xây dựng
– Dịch vụ tài chính
– Dược phẩm và y tế
– Hàng và dịch vụ công nghiệp
– Hàng cá nhân và gia dụng
– Thực phẩm và đồ uống
– Ô tô và phụ tùng
5. Viết báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp
– Kết thúc việc phân tích là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân tích
– Tiến hành lập báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích tài chính
– Thuyết trình bảo vệ kết quả
Phần 2: Hướng dẫn phân tích tài chính trên Excel
1. Bản chất và Kỹ thuật xử lý dữ liệu trong Power Query
– Khi nào sử dụng Power Query? Cách hoạt động của Power Query
– Nguyên tắc làm sạch dữ liệu của Power Query
– Kỹ thuật xử lý trong Power Query khi (lỗi dữ liệu, biến đổi dữ liệu, hợp nhất và tự động hoá, xây dựng data module).
2. Bản chất của Pivot Table và ứng dụng
– Pivot Table là gì? Khi nào sử dụng Pivot Table?
– Các ứng dụng của Pivot Table (sắp xếp dữ liệu, xây dựng biểu đồ, lọc dữ liệu, tạo Dashbroad, Design Pivot Table, thay đổi cấu trúc từ “range” sang “table”, nhóm dữ liệu…).
3. Thực hành tính toán các nhóm chỉ số tài chính trên excel
3.1. Chỉ tiêu kinh doanh
3.2. Chỉ tiêu tài chính Trước Sau
– Chỉ số EPS (Earning Per Share) – Lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu
– Hệ số BV (Book Value) – Giá trị sổ sách
– Hệ số P/E (Price to Earning ratio) – Chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu.
3.3. Chỉ số sinh lời
– ROA (Return On Asset) – Lợi nhuận trên tổng tài sản
– ROE (Return On Equity) – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
– ROS (Return On Sales) – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
– GOS (Gross on Sales) – Lợi nhuận gộp
3.4. Cơ cấu vốn
– DAR – Tỷ số nợ trên tổng tài sản
– Nợ/ VCSH (Hệ số nợ phải trả trên hệ số vốn chủ sở hữu)
– VAY/ VCSH (Hệ số vay trên hệ số vốn chủ sở hữu)
3.5. Cơ cấu tài sản
– Vòng quay các khoản phải thu
– Vòng quay hàng tồn kho
– Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản
– Tài sản dài hạn/tổng tài sản
3.6. Khả năng thanh toán
– Hệ số thanh toán hiện hành (TSNH/ Nợ Ngắn hạn)
– Hệ số thanh toán nhanh (Tiền + CN phải thu/ Nợ ngắn hạn)
– Hệ số thanh toán tức thời (Tiền + các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn)
4. Thực hành xây dựng model và phân tích
MODULE 4 : QUẢN TRỊ RỦI RO & KIỂM SOÁT NỘI BỘ

- Chuyên gia giảng dạy: Chuyên gia Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Văn Nghiệp
- Số buổi học: 9 buổi
Khoá học quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tại TACA được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn QUỐC TẾ về quản lý rủi ro” và kiểm soát nội bộ sẽ được thiết kế học theo CIA (Certified Internal Auditor) đào tạo kiểm toán nội bộ hoa kỳ IIA.
Giúp bạn TẬN DỤNG kiến thức để tăng khả năng nhận diện, đánh giá, kiểm soát một cách CHỦ ĐỘNG và lường trước được các mối nguy hiểm “ngầm” trong quá trình hoạt động.
Phần 1: Quản trị rủi ro và Hệ thống quản trị rủi ro (ERM)
1. Tổng quan bức tranh quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
- Vì sao phải quản trị rủi ro? Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro?
- Cách thức phân loại rủi ro (rủi ro về tài sản, rủi ro về nhân sự, rủi ro về thương hiệu, rủi ro tài chính kế toán, rủi ro về thuế, rủi ro tuân thủ…)
- Trách nhiệm thực thụ của người quản lý rủi ro trong 1 doanh nghiệp?
- Các chuẩn mực, thông lệ về QTRR. Phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của COSO ERM, ISO 31000.
- Danh mục rủi ro & các loại rủi ro trọng yếu thường xảy ra trong DN
- Mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế
- Thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tại các DN VN
- Phân tích case thực tế về các doanh nghiệp sử dụng theo chuẩn ISO 31000
2. Cách thức triển khai và ứng dụng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
- Thiết lập cơ cấu tổ chức về QTRR
- Các kỹ thuật đánh giá rủi ro
- Các bước triển khai kế hoạch xử lý rủi ro cho doanh nghiệp
- Triển khai quy trình quản trị rủi ro theo theo ISO 31000
+ Cách trao đổi thông tin và tham vấn
+ Nhận diện rủi ro
+ Đánh giá rủi ro (xếp loại rủi ro, lựa chọn tiêu chí rủi ro, phân tích rủi ro…)
+ Xếp loại ưu tiên rủi ro
+ Ứng phó rủi ro
+ Theo dõi và giám sát rủi ro
+ Cách thức lập hồ sơ và báo cáo
+ Ứng dụng quản trị rủi ro thực tiễn trong DN học viên”
3. Thực hành đánh giá rủi ro và tổng hợp hồ sơ rủi ro
- Thực hành xác định rủi ro trong doanh nghiệp học viên
+ Xác định rủi ro tài chính
+ Xác định rủi ro hoạt động
+ Xác định rủi ro chiến lược “
- Thực hành trao đổi với lớp học theo phương pháp brain storm về đánh giá rủi ro
- Thực hành nghiên cứu đánh giá rủi ro của DN như (nhân sự, tài chính kế toán, sale…)
- Tổng hợp chi tiết kết quả đánh giá rủi ro
- Xác định top các rủi ro hàng đầu
- Xây dựng heatmap
Phần 2: Kiểm toán ERM, Kiểm soát nội bộ
1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ (Internal Audit)
– Tiêu chuẩn của một kiểm toán ERM là gì?
– Hiểu về mô hình 3 tuyến: nhiệm vụ mỗi tuyến là gì, sự phối hợp giữa các tuyến trong hoạt động doanh nghiệp
– Giá trị của Internal Audit đối với hệ thống ERM của doanh nghiệp
– Vai trò của nhà đầu tư trong hệ thống kiểm soát nội bộ
– Nhân tố đe doạ sự hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
– Cấu trúc của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp
– Quy trình thực hiện 1 cuộc kiểm toán/ tư vấn
– Thiết lập môi trường kiểm soát
– Đánh giá và Quản trị rủi ro của hệ thống KSNB
– Kiểm soát nội bộ trong kế toán
2. Kiểm toán nội bộ ứng dụng trong QLRR (về thiết kế)
– Cách phát hiện gian lận trong doanh nghiệp
– Các thiếu sót trong HTKSNB dẫn tới gian lận
– Phòng tránh gian lận trong doanh nghiệp
– Phương pháp thực hiện kiểm toán khung QLRR: Phương pháp yếu tố quy trình, phương pháp các nguyên lý, phương pháp mô hình trưởng thành
– Báo cáo kết quả
3. Kiểm toán tính hiệu quả QTRR (về thực tế)
– Đánh giá rủi ro của IA để xác định chủ đề kiểm toán [Sử dụng profile rủi ro và bảng đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, tự thực hiện đánh giá rủi ro độc lập] (thực hiện trên case study).
– Xây dựng chương trình kiểm toán: Xác định mục tiêu, phạm vi công việc, thủ tục kiểm toán, nguồn lực, thời gian (thực hiện trên case study)
– Thực hiện cuộc kiểm toán (thực hiện trên case study)
– Báo cáo kết quả cuộc kiểm toán (thực hiện trên case study)
– Theo dõi thực hiện các kiến nghị (thực hiện trên case study)
4. Thực hành và thảo luận về hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
MODULE 5 : HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN
- Chuyên gia giảng dạy: Chuyên gia Vũ Mạnh Hùng, Trần Việt Hùng
- Số buổi học: 10 buổi
Module này sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức, kỹ năng về qui trình, phương pháp và qui định hiện hành về việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất cho các công ty có nhiều công ty thành viên.
Đồng thời khoá học cũng sẽ mang đến cho học viên những tình huống chia sẻ thực tế tại doanh nghiệp, qua đó giúp người đọc có thể thấu hiểu thấi đáo và triển khai công việc hiệu quả.
Phần 1: Lập báo cáo tài chính riêng
- Lập bảng cân đối kế toán
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bài tập thực hành
Phần 2: Hợp nhất kinh doanh
– Các quy định chung về báo cáo tài chính hợp nhất theo Thông tư 202/BTC
– Xử lý các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trên báo cáo tài chính hợp nhất
– Quy trình kế toán mua lại
– Sau khi hợp nhất kinh doanh
– Mua lại từng bước
– Xử lý ảnh hưởng của chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ khi thu hồi tài sản khi thu hồi tài sản, thanh toán nợ phải trả và ảnh hưởng của thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh
– Phân bổ lợi thế thương mại
– Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
– Xử lý cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát và quỹ khen thưởng phúc lợi
– Loại trừ các giao dịch nội bộ
– Phương pháp xử lý các khoản dự phòng phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn
– Hợp nhất báo cáo tài chính của tập đoàn đa cấp và sở hữu chéo
– Tái cấu trúc tập đoàn:
+ Thoái vốn đầu tư
+ Thay đổi cơ cấu và lợi ích do công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu
– Hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung
– Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
– Công khai thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất
+ Lập bảng cân đối kế toán hợp nhất
+ Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
+ Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
+ Bài tập thực hành
Phần 3: Báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý và theo lĩnh vực hoạt động
- Các phân đoạn hoạt động
- Các phân đoạn có thể báo cáo (theo khu vực địa lý)
- Công khai thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất
Phần 4: Lãi cơ bản trên cổ phiếu
- Tính lãi cơ bản trên cổ phiếu
- Tính lãi suy giảm trên cổ phiếu
- Trình bày và thuyết minh Báo cáo tình hình tài chính về Lãi cơ bản trên cổ phiếu
- Bài tập thực hành
Phần 5: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
- Sự kiện cần điều chỉnh
- Sự kiện không cần điều chỉnh
- Hoạt động liên tục
- Thuyết minh và trình bày trên báo cáo tài chính
- Bài tập thực hành
Phần 6: Thực hành hợp nhất báo cáo trên phần mềm và Làm bài kiểm tra sau khóa học
- Cài đặt phần mềm và thực hành hợp nhất báo cáo trên phần mềm
- Bài tập 25 câu trắc nghiệm
- Bài tập tình huống
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
Phase 1
Chuyên gia chia sẻ kiến thức và cách triển khai thực tế cho từng nội dung trong buổi học

Phase 2
Thực hành case study theo nhóm ngành anh/chị đang làm ở mô hình nào thì sẽ chia nhóm ngồi thảo luận và hoàn thành bài tập nhóm

Phase 3
Mỗi nhóm lên thuyết trình bảo vệ kết quả đã hoàn thiện. Các nhóm ở dưới sẽ phản biện, đóng vai như các thành viên trong ban điều hành chất vấn KTT

Phase 4
Chuyên gia là người phân tích, hướng dẫn và có kết luận cuối cùng
Theo Case Study thực tế theo từng nhóm ngành:
Thương mại dịch vụ, sản xuất gia công, xây lắp bất động sản
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Kế toán tổng hợp/Kế toán viên

Kế toán trưởng

Kiểm toán viên, kiểm soát nội bộ…
THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
Trần Trọng Thắng
CFO Soc &Brother
- Ông Trần Trọng Thắng có trên 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Ông là từng là thành viên mảng Quản trị tài chính của các tập đoàn lớn như VinGroup & các công ty thành viên
Phan Đức Hân
Giám đốc điều hành Flexfit
- Ông có trên 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Ông tham gia vào nhiều hoạt động tái cấu trúc tài chính kế toán của các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bùi Đức Hải
Founder & CEO của Vũ Môn JSC.
- Ông Bùi Đức Hải có hơn 15 năm làm Kế toán trưởng & CFO tại các Group như Thuận Đức, Trường Phát, Petrolimex
CHIA SẺ CỦA HỌC VIÊN
Mrs Nguyễn Thị Tâm Chia sẻ về phương pháp học độc đáo của Taca
Mr Vũ Ngọc Châu - Học viên K18 Chia sẻ về phương pháp học độc đáo của Taca
Ms Nguyễn Quỳnh Nhung Chia sẻ về phương pháp học độc đáo của Taca
HỌC PHÍ & ƯU ĐÃI
Học Phí: 33.500.000 VNĐ Giảm 50% còn 16.750.000 VNĐ
Học phí này đã bao gồm tất cả tài liệu giáo trình trong suốt quá trình học tập.
Dành cho học viên đăng ký lẻ từng module & hoàn thành học phí sớm
- Giảm 15% dành cho học viên đăng ký lẻ 01 module.
- Giảm 25% dành cho học viên đăng ký lẻ 02 module.
- Giảm 35% dành cho học viên đăng ký lẻ 03 module.
- Ưu đãi Vé tham dự Event, Workshop chuyên môn về Kế toán - Thuế - Tài chính do Taca tổ chức
ẢNH NỔI BẬT
Tủ sách kế toán trưởng



CHÂN DUNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỰC THỤ
Bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để hoạch định kế hoạch cho tương lai. Đừng chờ đợi, đừng để thời gian trôi đi vô ích. Chúng ta phải tận dụng thời gian.
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT!
ĐĂNG KÝ NGAY