Khoá học nhận diện rủi ro và soát xét hoàn thiện hệ thống thuế

Khoá học Nhận diện rủi ro và soát xét hoàn thiện hệ thống thuế 

Muốn tối ưu chi phí thuế trước hết bạn cần có “đôi mắt” của một chuyên gia nhận định rủi ro sau đó định lượng chúng và thiết kế một giải pháp kiểm soát tuyệt vời cho nó.

Điều một kế toán hay một tư vấn thuế tạo được sự khác biệt là họ KHÔNG CHỈ DỪNG ở mức kiểm tra sai sót, chênh lệch trong các bút toán. Họ biết cách VẬN DỤNG kiến thức, quy định của luật thuế nhìn dưới con mắt của một “kiểm toán” để phân loại, bổ sung, điều chỉnh. Họ sẽ THIẾT LẬP bộ RỦI RO VỀ THUẾ dựa trên các tiêu chí, nguyên tắc của cơ quan thuế.

Các rủi ro đó thường “tàng hình” trên bảng cân đối kế toán, ẨN NẤP sau các tài khoản thanh toán với người mua hàng, nếu dư có bên tài khoản này liên tục trong nhiều năm -> cho thấy RỦI RO XUẤT HOÁ ĐƠN không đúng thời điểm.

Đặc biệt xu hướng thanh tra thuế sẽ gắt gao, THẮT CHẶT khâu thanh kiểm tra, họ sẽ chuyển sang BẮT doanh thu nhiều hơn. Điểm cần lưu ý trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh là doanh thu và thu nhập khác chênh lệch nhiều so với tờ khai thuế GTGT không giải thích được (sẽ khiến cơ quan thuế nghi ngờ hạch toán thiếu doanh thu hoặc xuất hoá đơn kê khai VAT thiếu), số dư trên các khoản trích trước lớn (thuế sẽ nghi ngờ đẩy chi phí để giảm lãi)… Hơn hết lãi gộp 3 năm liên tục biến động bất thường (trong khi ngành nghề kinh doanh không có thay đổi lớn).

Khi rủi ro nằm trên các khoản mục đủ lâu sẽ tạo ra một LỖ HỔNG pháp lý cực kỳ lớn dẫn đến doanh nghiệp bị phạt, bị ấn định, truy thu thuế (chưa kể tới các khoản  phạt chậm nộp).

Vậy làm thế nào nhận diện được toàn diện RỦI RO THUẾ – ĐỊNH LƯỢNG và KIỂM SOÁT được chúng, để lên được bộ BCTC không chỉ đáp ứng được yêu cầu pháp luật mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp?

Khóa học nhận diện rủi ro và hoàn thiện tối ưu chi phí thuế của TACA. Không chỉ giúp bạn nhận diện quản lý rủi ro mà còn giúp bạn trở thành một người am tường tận gốc rủi ro về thuế. Sở hữu quy trình hoàn thiện như một kiểm toán chuyên nghiệp.

Hơn hết những điểm giá trị của khoá học sẽ giúp bạn:

  Hiểu được điểm nóng trên BCTC mà cơ quan thuế nhắm tới, nhận diện được bộ tiêu chí đánh giá rủi ro của cơ quan thuế.

  Nắm vững kiến thức, kỹ năng TỐI ƯU CHI PHÍ THUẾ cho doanh nghiệp một cách kịp thời mà không vi phạm pháp luật.

  Nắm vững rủi ro để lên được chiến lược thuế cho doanh nghiệp theo từng giai đoạn

  Biết cách đánh giá được RỦI RO trên BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN thường liên quan đến các khoản mục.

  Nhận diện đánh giá được RỦI RO trên BÁO CÁO KẾT QUẢ HĐKD qua các khoản mục.

  Sở hữu QUY TRÌNH rà soát CHUẨN CHỈNH toàn bộ hoá đơn, chứng từ, doanh thu, chi phí hợp lệ…

–    Hoàn thiện hệ thống TỐI ƯU CHI PHÍ THUẾ kịp thời trước ngày thanh kiểm tra thuế.

  Tự tin giải trình hoặc chất vấn ngược lại cơ quan thuế

Phương thức học tập thực tiễn

  • Kết hợp phân tích quy định luật thuế và thảo luận tình huống thực tế
  • Kết hợp tư duy độc lập và thảo luận nhóm hiệu quả
  • Tỷ lệ: 30% lý thuyết – 55% xử lý tình huống thực tế – 15% học viên trao đổi tại lớp
  • Học viên học và xử lý từng module chi tiết của từng sắc thuế
  • Học viên được huấn luyện rà soát và hoàn thiện tất cả các sắc thuế

Nội dung chi tiết khoá học

MODULE I: NHẬN DIỆN RỦI RO THUẾ

Phần 1: Nhận diện mô hình kinh doanh và yếu tố vĩ mô mang đến rủi ro về thuế

1. Nhận diện nội tại công ty để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn

– Rủi ro từ Ngành nghề kinh doanh của công ty: công ty xây lắp, thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng hóa, bất động sản, công nghệ thông tin.

– Rủi ro từ Mô hình kinh doanh: Loại hình doanh nghiệp (TNHH hay cổ phần), Công ty mẹ – Công ty con (GDLK) hay có chi nhánh hạch toán độc lập, phụ thuộc hay không?

– Rủi ro từ hoạt động, vận hành, tuân thủ tài chính của Công ty: doanh nghiệp báo lỗ hoặc lợi nhuận thấp trong nhiều năm, kết quả kinh doanh không tương thích với mô hình hoạt động, cơ quan thuế có các cơ sở dữ liệu nội bộ hoặc thông tin về công ty

2. Nhận diện hệ quả tác động trực tiếp đến doanh nghệp

– Bài toán tài chính, chi phí thuế trong kế hoạch tài chính

– Hình ảnh thương hiệu công ty với các nhà đầu tư, đối tác, nhân viên

– Giá trị cổ phiếu có thể sụt giảm nếu cơ quan thuế đưa DN vào danh sách đen

3. Chiến lược thuế theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

– Giai đoạn đầu tư, giai đoạn vận hành (hoàn thuế, giảm lãi), giai đoạn mở rộng (ưu đãi), giai đoạn giải thể, chia tách, sáp nhập, v.v.

Phần 2: Nhận rủi ro chi phí thuế

1. Đánh giá sơ bộ các vấn đề tại doanh nghiệp

– Loại hình công ty, quy mô, ngành nghề hoạt động kinh doanh, tình hình nộp ngân sách, hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ áp dụng, các vấn đề nội bộ

– Dựa trên các tài liệu người nộp thuế cung cấp tuân thủ hàng năm bao gồm: tờ khai thuế, báo cáo tài chính, tình trạng nộp NSNN để đưa ra các đánh giá sơ bộ

2. Các nội dung liên quan đến BCTC cơ quan thuế thường tập trung

– Đặc điểm, cơ cấu thông thường của một BCTC: BCĐKT, BCKQSXKD, BCLCTT, Thuyết minh

– Thời hạn nộp BCTC, kỳ kế toán lập BCTC so với kỳ kê khai thuế: rủi ro xác định sai kỳ kê khai thuế, gộp năm tài chính, thay đổi năm tài chính, xác định ưu đãi theo kỳ kế toán

– Các điểm cần lưu ý khi thực hiện phân tích BCTC để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thuế

3. Bảng cân đối kế toán

– Tài khoản thanh toán với người mua hàng: số dư tài có của TK 131 liên quan đến tạm ứng (treo doanh thu tính thuế TNDN, thuế GTGT), các khoản công nợ có số dư lâu ngày

– Các khoản trích lập dự phòng trên số dư BCTC: dự phòng giảm giá HTK, phải thu khó đòi, bảo hành, v.v có theo quy định về thuế hiện hành hay không (thông tư 48/2019/TT-BTC)

– TSCĐ: tập trung vào việc phân loại TSCĐ trên thuyết minh BCTC, xem tỷ trọng của khấu hao so với nguyên giá TSCĐ để tạm ước tính thời gian khấu hao theo thông tư 45/2013/TT-BTC, đánh giá số dư tài sản XDCB

– Các khoản phải trả liên quan đến thanh toán cho nhà cung cấp, phải trả người lao động (số dư tại thời điểm cuối kỳ chưa thanh toán), các khoản trích trước trên TK 335

– Các khoản phải thu, phải trả khác bao gồm 138, 338 (bao gồm cả doanh thu chưa thực hiện)

– TK thuế TNDN hoãn lại, xác định các cấu phần điều chỉnh trên BCTC về mặt thuế

4. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD

– Doanh thu bán hàng hóa: yêu cầu đối chiếu tài khoản doanh thu trên BCTC với sổ sách kế toán và tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (với doanh nghiệp EPE) và giải thích chênh lệch

– Các khoản giảm trừ doanh: CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, yêu cầu làm rõ từng nội dung tương ứng và hồ sơ hợp lý hợp lệ

– Giá vốn hàng bán: Kết hợp với thuyết minh BCTC để đánh giá các cấu phần hợp lý của giá vốn, so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần (giữa các năm và giữa các công ty) để truy vấn công ty

– Chi phí bán hàng, chi phí QLDN: Kết hợp với thuyết minh BCTC để xem các cấu phần trong khoản mục chi phí này và yêu cầu cung cấp sổ chi tiết để lọc các khoản chi phí không được trừ

– Chi phí tài chính, doanh thu tài chính: đánh giá chi phí lãi vay, kết hợp với đánh giá mô hình hoạt động và thực trạng doanh nghiệp để đối chiếu với các quy định khống chế về thuế (EBITDA, lãi vay cá nhân, lãi vay chưa góp đủ vốn)

– Thu nhập khác, chi phí khác: đánh giá các khoản thu nhập bất thường xem có rủi ro về thuế GTGT phải xuất hóa đơn hay rủi ro về ưu đãi thuế TNDN hay không, các khoản chi phí khác có hợp lý hợp lệ không theo quy định về thuế TNDN

5. Các bút toán điều chỉnh của kiểm toán trên BCTC

– Điều chỉnh phân loại

– Điều chỉnh tính toán, bổ sung chi phí, doanh thu

– Điều chỉnh hồ tố: Các khoản từ năm trước

6. Case mô hình nhận diện rủi ro về thuế thường áp dụng trong các công ty kiểm toán

MODULE II: SOÁT XÉT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ

Phần 1: Rà soát kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

– Tập hợp và rà soát giấy phép đăng ký kinh doanh

– Thay đổi vốn, Thay đổi quy mô, Thay đổi ngành nghề

– Tiến độ góp vốn

– Ưu đãi liên quan và cách xác định ưu đãi và căn cứ pháp lý và căn cứ số liệu để tính ưu đãi

– Quy chế tài chính và Quyết định tài chính

– Danh mục các chương trình khuyến mại, và thông báo với Sở Công thương

– Báo cáo kiểm toán (nếu có)

Phần 2: Rà soát kiểm tra toàn bộ chứng từ ghi nhận

– Bảng cân đối số phát sinh theo VAS

– Sổ chi tiết các tài khoản thuộc bảng cân đối số phát sinh

– Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh kiểm toán cùng với bảng tính chi tiết của từng bút toán điều chỉnh và hồ sơ đi kèm của từng khoản điều chỉnh kiểm toán

– Tổng hợp danh mục điều chỉnh thuế TNDN

– Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế và báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính.

– Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế

– Báo cáo thuế tháng/quý; quyết toán thuế năm, hồ sơ hoàn thuế, nếu có

– Báo cáo tài chính

Phần 3: Rà soát các hợp đồng kinh tế

– Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra: Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

– Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ

– Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương

Phần 4: Hoàn thiện các nghiệp vụ kiểm tra đối chiếu, điều chỉnh

– Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản

– Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán

– Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng

– Kiểm tra các khoản phải trả

– Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế

– Kiểm tra lại xem các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng

– Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp: Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ

– Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán

– Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế GTGT hàng tháng

– Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

– Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định

– Điều chỉnh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật

– Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế

– Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch

Phần 5: Rà soát và hoàn thiện theo từng sắc thuế

1. Thuế giá trị gia tăng

– Sắp xếp hóa đơn GTGT đầu ra đầu vào bản gốc kèm theo các tờ khai.

– Kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai nhưng có vấn đề

– Kiểm tra hóa đơn theo Nghị định 51/2020/NĐ của Chính Phủ: Kiểm tra việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ

– Kiểm tra hóa đơn của DN bỏ trốn (DN có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh), Kiểm tra chọn mẫu hóa đơn hạch toán trong kỳ để rà soát bằng công cụ tra cứu hóa đơn bỏ trốn trên phiên bản xxx của CQT.

– Kiểm tra thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, Kiểm tra điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Kiểm tra chọn mẫu đối với các hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị trên 20 triệu đồng; Kiểm tra điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thanh toán trên TK331, đối chiếu chênh lệch giữa TK 331 và số liệu kê khai về hàng hóa đầu vào trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý!

– Kiểm tra hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%, 5%, KCT, KKKTN

– Kiểm tra phân bổ thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hoạt động đầu ra chịu thuế và không chịu thuế.

– Kiểm tra hoàn thuế thuế GTGT (hoàn trước kiểm tra sau, kiểm tra trước hoàn sau).

2. Thuế Thu nhập cá nhân

– Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động

– Chi tiết danh sách các nhân viên người Việt Nam làm việc cho Công ty bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn và hồ sơ liên quan

– Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương

– Bảng tổng hợp quyết toán/ chi phí cho các nhân viên nước ngoài theo năm

– Các hợp đồng mua sắm và dịch vụ liên quan đến lao động nước ngoài nếu không thuộc diện phái cử hoặc ký hợp đồng lao động với Công ty

– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho các lao động không ký hợp đồng

– Các chứng từ liên quan đến đăng ký giảm trừ gia cảnh, giấy chứng nhận người phụ thuộc không có thu nhập, các bản sao giấy khai sinh

– Các ủy quyền quyết toán thuế của các lao động quyết toán thuế tại doanh nghiệp

3. Thuế nhà thầu

– Các hợp đồng ngoại bản Tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt.

– Tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu

– Chứng từ nộp thuế

– Chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng

– Các tài liệu khác có liên quan

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Bảng tính giá thành dịch vụ, hàng hóa gia công sản xuất

– Hợp đồng mua bán, Hồ sơ tài sản cố định, Hồ sơ ngân hàng

– Hồ sơ chứng minh hoạt động được hưởng ưu đãi

– Các quyết định lương, quyết định khấu hao, quyết định thôi khấu hao

– Bảng tính khấu hao, bảng phân bổ chi phí, bảng phân bổ doanh thu

– Biên bản hủy hàng hỏng, biên bản kiểm kê quỹ, nghiệm thu khối lượng công việc hoànthành

– Đối chiếu công nợ, xác nhận số dư ngân hàng, các quyết định xử lý công nợ, công văn đòi nợ từng lần

– Điều kiện ưu đãi thuế TNDN (Lĩnh vực đầu tư, ngành nghề, Hàng hóa, dịch vụ bán ra, Thu nhập khác, Thu nhập từ đầu tư mở rộng)

– Doanh thu (Khai thiếu doanh thu trên tờ khai thuế GTGT, Các khoản giảm trừ doanh thu)

– Xuất nhập tồn (Chênh lệch kiểm kê HTK, Chênh lệch hao hụt NVL)

– Giao dịch trên 20 triệu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

– Giao dịch liên kết (Rủi ro cơ quan thuế xác định các giao dịch liên kết với công ty mẹ, Thiếu hồ sơ chứng minh bản chất của giao dịch, Thiếu hóa đơn cho chi phí bản quyền được cung cấp, Hợp đồng chuyển giao công nghệ)

– Hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn

– Chi phí lương chi trả cho Người lao động nước ngoài

– Chi phí trích trước

– Chi phí lãi vay vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần

– Doanh thu khác

– Thuế nhà thầu (Rủi ro không kê khai hoặc kê khai thiếu đối với việc thực hiện nhập khẩu máy móc thiết bị, Vay vốn của doanh nghiệp nước ngoài và trả lãi, Chưa kê khai đầy đủ thuế nộp thay nhà thầu NN, Không kê khai và nộp thay thuế NTNN)

5. Thuế xuất nhập khẩu
6. Thuế tiêu thụ đặc biệt
7. Thuế chuyển nhượng vốn
8. Thuế áp dụng đối với bất động sản
9. Các khoản đóng góp vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Hãy nâng cấp bản thân thành một người nhận diện – định lượng – kiểm soát được rủi ro. Chỉ khi phân tích được rủi ro bạn mới ra được giải pháp để tối ưu chi phí thuế một cách khoa học, thông minh, đúng luật và tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Khi đó một bước ngoặt mới trong sự nghiệp của bạn bắt đầu hình thành.

ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN CỦA KHÓA HỌC

– Học viên làm nghề muốn phân tích sâu những rủi ro về thuế

– Học viên cần củng cố kiến thức chuyên sâu về rà soát các hạng mục thuế phải nộp

– Học viên muốn hoàn thiện hệ thống báo cáo chi phí thuế

– Các chủ doanh nghiệp muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về thuế

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Chuyên gia hàng đầu đến từ Big4 trong lĩnh vực kiểm toán

Với trên 20 năm kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ Chuyên gia giảng dạy đến từ các hãng kiểm toán số 1 thế giới như Deloitte, KPMG, EY, PWC.

Với kinh nghiệm làm việc với đa dạng khách hàng trong và ngoài nước, Đội ngũ giảng viên tại Taca Academy sẽ chia sẻ lại tất cả cho các học viên.

Đăng ký khoá học Nhận diện rủi ro và soát xét hoàn thiện hệ thống thuế

Khoá học Nhận diện rủi ro và soát xét hoàn thiện hệ thống thuế 

THÔNG TIN KHOÁ HỌC

  • Lịch học: Tối thứ 3, 5, 7 từ 19h30 – 22h00
  • Số buổi: 8 buổi
  • Học phí: 3.800.000 vnđ/học viên

Ưu đãi:

– Giảm 5% cho 1 học đăng ký chuyển khoản sớm

– Giảm 10% đăng ký nhóm 3 người đăng ký chuyển khoản sớm

– Giảm 15% dành cho học viên cũ hoặc nhóm 5 người đăng ký chuyển khoản sớm

FAQ:

  • Một số rủi ro thuế điển hình nào mà doanh nghiệp cần lưu ý?

+ Tài khoản thanh toán với người mua, các khoản công nợ có số dư lâu ngày

+ Đánh giá rủi ro qua các khoản trích lập dự phòng (phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá HTK…).

+ Nhận diện rủi ro dựa trên tỷ trọng khấu hao so với nguyên giá TSCĐ

+ Rủi ro tại các khoản doanh thu chưa thực hiện, các khoản phải thu, phải trả khác.

+ Phát hiện rủi ro trên tài khoản thuế TNDN hoãn lại, cách xác định các cấu phần điều chỉnh trên BCTC về mặt thuế.

+ Rủi ro tiềm ẩn trên các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…

+ Các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, doanh thu tài chính.

  • Nếu đăng ký mà không đi học được, Taca Academy có bảo lưu khóa học cho học viên không?

Trả lời: Có. Vì lý do cá nhân, không thể tham gia khóa học. Học viên sẽ được bảo lưu với đầy đủ quyền lợi về học phí ưu đãi, quà tặng và được ưu tiên tham gia khóa học tiếp theo.

  • Học viên có được quay phim hoặc sử dụng hình ảnh trong khoá học hay không?

Trả lời: Toàn bộ nội dung trong khoá học và hình ảnh khoá học thuộc về bản quyền của Taca Academy. Vì thế học viên sẽ không được quay phim/sử dụng video trong khoá học cho mục đích riêng cá nhân/tổ chức hay sử dụng ảnh lớp học để chạy các quảng cáo khác (trừ khi có sự cho phép bằng văn bản của Taca)

  • Taca Academy có chính sách hoàn lại học phí không?

Có. Trong trường hợp bất khả kháng Taca có hoàn lại học phí cho học viên. Số tiền hoàn về tương ứng với số buổi học còn lại mà học viên chưa tham gia, trừ đi 20% tiền phí quản lý.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Vui lòng để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn về các khóa học

Trụ sở chính

Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline: 0985 611 911

Support@taca.edu.vn

Chi nhánh

Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM

Hotline: 0947 511 911