Nghị định 132/2020/NĐ-CP về giao dịch liên kết
Ngày 5/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết mới nhất được áp dụng từ ngày 20/12/2020. Theo đó, kế thừa quy định hiện hành,
Tinh thần chung của NĐ 132/2020/NĐ-CP là cụ thể hóa và hướng dẫn các quy định của Luật quản lý thuế 2019 về mục tiêu kiểm soát vốn mỏng và chuyển giá.
So với các quy định cũ (20/2017/NĐ-CP, Thông tư 41/2017/TT-BTC, Nghị định 68/2020/NĐ-CP) như sau:
1. Làm rõ và mở rộng phạm vi của các bên có quan hệ liên kết (gồm cả doanh nghiệp và cá nhân điều hành, kiểm soát hoặc thành viên có quan hệ ruột thịt với các cá nhân điều hành, kiểm soát).
2. Nâng và áp dụng ngưỡng khống chế lãi vay – Kế thừa NĐ 68 (Mức khống chế là 30% EBITDA, được bù trừ lãi vay và lãi cho vay).
3. Thay đổi khoảng giao dịch độc lập chuẩn (từ 35%-75% thay cho từ 25%-75%).
4. Bổ sung trường hợp miễn hồ sơ giao dịch liên kết (chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế – NĐ 20 chưa cho miễn Hồ sơ quốc gia).
5. Quy định mới về việc nộp CbCr (Khoản 5 Điều 18).
Việc kê khai, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm 2017 và năm 2018 như sau:
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, năm 2018 theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 68/2020/NĐ-CP nhưng chưa thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được tiếp tục thực hiện đến trước ngày 01/01/2021;
2. Người nộp thuế đã được cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý đối với kỳ tính thuế năm 2017, năm 2018 nhưng thuộc trường hợp được xác định lại số thuế phải nộp theo điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 68/2020/NĐ-CP nhưng đến thời điểm ngày 20/12/2020 chưa gửi đề nghị cho cơ quan thuế thì người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp
3. Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024, Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
4. Đối với trường hợp được chuyển chi phí lãi vay sang kỳ tính thuế tiếp theo khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Trường hợp sau 05 năm không chuyển hết thì phần chi phí lãi vay còn lại không được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo.
Nghị định 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020, áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 và thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 68/2020/NĐ-CP.
Tải về Nghị định 132/2020/NĐ-CP chuẩn tại đây
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 132/2020/NĐ-CP về giao dịch liên kết quy định mới về quản lý thuế có giao dịch liên kết của học viện TACA.
Xem thêm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911