Rủi ro về thuế luôn là mối quan tâm của kế toán và chủ doanh nghiệp, vậy có những loại rủi ro nào thường gặp và gây mối nguy hiểm tiềm tàng về thuế? Bài viết bên dưới “điểm danh” những khoản chi phí thường xuyên có rủi ro về thuế TNDN như: rủi ro doanh thu chịu thuế, rủi ro chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí lãi vay, rủi ro trong chi phí trích trước, dự phòng, chênh lệch tỷ giá,…Mời bạn đọc chi tiết bài viết dưới!
– Chênh lệch doanh thu trên BCTC và tờ khai thuế GTGT
– Khác biệt về phương pháp ghi nhận doanh thu
– Hỗ trợ bán hàng hạch toán vào giảm trừ doanh thu
– Trích trước các khoản giảm trừ doanh thu
– Giảm trừ doanh thu không có đầy đủ chứng từ
– Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu: kế toán và thuế?
– Hao hụt khi kiểm kê
– Chi phí hàng hoá bị hư hỏng
– Chi phí nguyên vật liệu điều chỉnh bởi cơ quan hải quan
– Chi phí mua của cá nhân, hộ gia đình
– Lương/ thưởng/ phụ cấp không được quy định rõ ràng trong quy chế nội bộ và điều kiện hưởng và mức hưởng.
– Chi phí cho nhân viên nước ngoài trước khi có giấy phép lao động.
– Tiền tăng ca quá số giờ quy định (200 – 300 giờ/năm)
– Trích trước chi phí lương mà không thực trả trong thời hạn quyết toán năm
Rủi ro về thuế liên quan đến chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu
– Các khoản thanh toán cho các dịch vụ không có bản chất kinh tế (không liên quan/ cần thiết cho hoạt động kinh doanh) hoặc thiếu các tài liệu chứng minh.
– Chi phí hỗ trợ kỹ thuật, tiền bản quyền (chuyển giao công nghệ, giấy phép, nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, thoả thuận nhượng quyền…)
– Nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ không có đăng ký với bộ công thương, bộ khoa học công nghệ, không có tài liệu chứng minh quyền sở hữu/ quyền chuyển giao.
– Phí bản quyền liên quan đến hàng hoá xuất khẩu cho công ty mẹ/công ty anh em.
>> Mời bạn xem thêm bài viết Giao dịch liên kết và quan hệ liên kết – Tổng hợp 23 câu hỏi và giải đáp
– Khấu hao tài sản cố định tạm dừng hoạt động do Covid
– Khấu hao nhà xưởng/ công trình/ đất không có giấy chứng nhận quyền sở hữu
– Đất chưa sử dụng
– Thuê tài sản của cá nhân
Rủi ro về thuế liên quan đến chi phí trả cho bên liên kết và khấu hao
– Các khoản chi trả cổ tức, lợi nhuận cho nhà đầu tư VN trước khi quyết toán (bị xem là các khoản cho vay không lãi suất).
– Chi phí lãi vay đối với các khoản vay chuyển đổi thành vốn góp sau giai đoạn DN điều chỉnh giấy phép.
– Phương pháp xác định mức khống chế chi phí lãi vay (30% EBITDA) theo nghị định 132/2020/NĐ-CP (vấn đề về các khoản thu nhập khác, vấn đề về xác định chi phí khấu hao).
– Các khoản chi phí trả chậm của các hợp đồng kinh tế bị xem là chi phí lãi vay chịu mức khống chế 30% EBITDA.
– Quy định chung (khoản 3, điều 16 của nghị định 132)
– Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao (tức EBITDA) phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
– Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ, trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này.
– Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Lưu ý:
– Nếu doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ giao dịch liên kết nào thì chi phí lãi vay không bị khống chế.
– Nếu doanh nghiệp phát sinh bất kỳ giao dịch liên kết nào thì toàn bộ chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN sẽ bị khống chế ở mức 30% EBITDA.
– Lãi vay bị khống chế là tổng chi phí lãi vay, bao gồm vay từ bên liên kết và các bên độc lập (gồm cả ngân hàng thương mại).
– Lãi vay để tính mức khống chế là lãi vay thuần (bằng tổng chi phí lãi vay trừ thu nhập từ tiên gửi/cho vay).
– Chi phí khấu hao để tính EBITDA là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, không bao gồm chi phí phân bổ.
– Nếu EBITDA âm thì toàn bộ chi phí lãi vay thuần trong năm không được trừ (lưu ý vẫn được trừ phần chi phí bằng thu nhập lãi tiền gửi/ cho vay).
– Phần chi phí lãi vay được vốn hoá vào giá trị dự án đầu tư thì không phải chịu khống chế.
Chi phí lãi vay: Phần chi phí trả tiền vay vốn của cá nhân hoặc tổ chức khác, không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn theo tiến độ góp vốn. Chi phí lãi vay vượt 30% EBITDA trong trường hợp doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
– Chi tiền hoa hồng môi giới trả cho các bên liên kết mà doanh nghiệp không lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh dịch vụ/ kết quả thực hiện bởi các bên liên kết.
– Chi phí khuyến mại liên quan đến các chương trình không thực hiện đăng ký với sở công thương.
– Chi phí liên quan đến hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng nhưng không xuất hoá đơn GTGT đầu ra theo quy định.
– Các khoản chi hỗ trợ cho nhà phân phối thứ cấp, đại lý cấp 1 (không phải khách hàng trực tiếp của DN).
Rủi ro về thuế liên quan đến chi phí khuyến mại, các khoản chi hỗ trợ
– Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của bộ tài chính về trích lập dự phòng.
– Chi phí trích trước có thể không được trừ do không có hoá đơn chứng từ và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh
– Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải trả
– Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải thu và tiền
Rủi ro về thuế liên quan đến chi phí trích trước, dự phòng, chênh lệch tỷ giá
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn.
– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
– Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
– Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ
– Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;
– Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
– Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
– Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng;
– Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
– Chênh lệch do đánh giá lại tài sản để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại.
– Các chi phí được trừ
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
+ Có đủ hoá đơn, chứng từ, chi phí từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Một số loại chi phí không được trừ
Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ:
Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân nhưng không có hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
– TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính).
– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của DN.
– Phần trích khấu hao vượt mức quy định về trích khấu hao TSCĐ
– Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị
– Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn, ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).
– Phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Lương và phụ cấp không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại quy chế DN. Tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên (cá nhân làm chủ), thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của HĐQT, HĐTV không trực tiếp tham gia điều hành.
Chi bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ. Chi bằng tiền cho người lao động vượt quá 5 năm triệu đồng/ người/ năm.
Không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ. Thực hiện không đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN khi khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác.
Chi không đúng đối tượng hoặc chi mà không có hồ sơ xác định khoản tài trợ: Khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa.
Các khoản tiền phạt: Phạt vi phạm hành chính (vi phạm luật).
Trên đây là tổng hợp những rủi ro về thuế TNDN, hy vọng sẽ hữu ích tới bạn về việc nhận diện rủi ro và tìm ra các biện pháp phòng ngừa cho nó. Bài viết là một góc nhỏ của khoá học Phân tích rủi ro và soát xét tối ưu chi phí thuế tại TACA. Khóa học không chỉ giúp bạn nhận diện quản lý rủi ro mà còn giúp bạn trở thành một người am tường tận gốc rủi ro về thuế, sở hữu quy trình soát xét như một kiểm toán chuyên nghiệp.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911