[Tải về] Tài liệu thuế – Slide giáo trình thuế chuyên sâu “đắt giá” cho kế toán
Nội dung chính
Cảm ơn bạn đã [Tải về] Tài liệu thuế “Slide giáo trình thuế chuyên sâu”, bao gồm tài liệu các sắc thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế nhà thầu nước ngoài (NTNN)… Đây là Slide được tuyển chọn CHẮT LỌC các tình huống THƯỜNG GẶP và đắt giá về các sắc thuế, được TRÍCH trong giáo trình thuế chuyên sâu. File trọn bộ Slide 86 trang đã được gửi tới Email đăng ký của bạn. Bạn vui lòng check email để nhận File nhé. Nếu bạn vẫn chưa nhận được mail, vui lòng TẢI LẠI ở nút tải về dưới đây!
Bước 2: Nhấn vào mục tải về. Nhập tên và địa chỉ email
Bước 3: Kiểm tra email (tài liệu sẽ được gửi vào email của các bạn)
Bạn có muốn mình master trong lĩnh vực thuế, không chỉ trở thành chuyên gia tư vấn thuế mà còn có thể đi xa hơn là chạm tới cấp bậc CFO. Nếu bạn từng “nhen nhóm” ý tưởng này, thì hãy đọc tiếp bài viết để rõ hơn về lộ trình trở thành chuyên gia tư vấn thì cần trang bị những kiến thức gì, và cần đi như thế nào.
Cách để đi trên lộ trình này không khó, chỉ cần bạn biết mình cần trang bị những kiến thức nào để chinh phục nó sớm nhất. Các kiến thức mà bạn cần cho lộ trình này là:
Kiến thức chuyên sâu về các sắc thuế
Kiến thức gốc rễ nền tảng hay chuyên sâu về các sắc thuế, luôn là lựa chọn và ưu tiên đầu tiên như các chuyên gia tư vấn thuế thành công thường làm. Việc hiểu kiến thức gốc về thuế họ sẽ biết cách vận dụng chúng một cách linh hoạt vào xử lý các tình huống thực tế. Ví dụ:
Thuế thu nhập doanh nghiệp cần hiểu sâu về:
Các khoản doanh thu và Giảm trừ doanh thu cho mục đích thuế
Chi phí được trừ và Không được trừ (giá vốn, chi phí với bên liên kết chi phí dự phòng, chi phí khấu hao, chi phí trích trước, lãi lỗ chênh lệch tỉ giá, chi phí lao động).
Thuế TNDN đối với chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng Bất động sản và chuyển nhượng chứng khoán. Thu nhập khác.
Ưu đãi thuế và chuyển lỗ và quản lý thuế TNDN.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và hoá đơn
Phương pháp, cơ sở tính thuế GTGT
Thuế suất, điều kiện áp dụng thuế suất, giá tính thuế, thời điểm tính thuế GTGT
Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các trường hợp đặc biệt cần lưu ý
Hoàn thuế GTGT: Các trường hợp áp dụng, điều kiện áp dụng, thủ tục áp dụng
Thuế GTGT đối với doanh nghiệp đặc thù, doanh nghiệp chế xuất, v.v…
Hoá đơn, cần hiểu về:
Thế nào là hoá đơn hợp lệ, hóa đơn điện tử & hóa đơn giấy.
Cách điều chỉnh hóa đơn.
Quy định về xuất hóa đơn và các trường hợp đặc biệt (quà tặng, tiêu dùng nội bộ, mua hàng giá trị dưới 200 nghìn đồng…).
Quản lý và các vấn đề khác về hoá đơn
Thuế thu nhập cá nhân & bảo hiểm
Các yêu cầu tuân thủ với người lao động nước ngoài (yêu cầu tuân thủ cần chú ý: Thuế TNCN, Bảo Hiểm, Giấy phép lao động, visa, v.v…).
Cá nhân cư trú & Không cư trú trong năm tính thuế.
Phương pháp tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Xác định thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam, thu nhập miễn thuế, Giảm trừ (nếu có) và Thuế suất).
Cơ sở tính thuế TNCN (Net/Gross) và cách tính trong các trường hợp cụ thể hay gặp.
Thuế TNCN đối với Thu nhập khác (đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, trúng thưởng, chuyển nhượng vốn, quà tặng, thừa kế, bản quyền, v.v..)
Các tình huống về thuế TNCN trong thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thường gặp
Quản lý thuế TNCN/ Hoàn thuế TNCN
Các vấn đề tuân thủ khác (Giấy phép lao động, Visa/ Thẻ tạm trú, Bảo hiểm, Một số vấn đề cần chú ý của Luật lao động).
Mời bạn xem Cách kê khai, quyết toán và tình huống thực tế cùng cách xử lý chi tiết
Các kiến thức chuyên sâu về thuế cần được tích luỹ trau dồi và cải tiến chúng liên tục.
Kiến thức về lập – đọc – phân tích báo cáo tài chính
Để trở thành chuyên gia tư vấn thuế, bạn cũng nên am hiểu tường tận về báo cáo tài chính, việc lập BCTC theo đúng chuẩn thôi chưa đủ, mà cần mình phải đọc – hiểu – phân tích được BCTC của doanh nghiệp nữa. Cụ thể cần nắm được:
Các thành phần của BCTC, cơ chế lập, cách ghi nhận các yếu tố trong BCTC.
Cách lập – đọc – phân tích BCTC:
+ Phân tích báo cáo KQKD: các hạng mục đặc biệt, phân tích và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
+ Phân tích bảng cân đối kế toán: cơ sở dồn tích và cơ sở tiền mặt, phân loại giữa tài sản và công nợ, dài hạn và ngắn hạn.
+ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Cách phân tích BCTC tổng thể: phân tích chỉ số đánh giá chung về tính thanh khoản, sinh lời, tăng trưởng, giá trị doanh nghiệp. Dự báo theo xu hướng…
Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp – Một trong số những kiến trọng tâm khi phân tích BCTC!
Kiến thức về phân tích rủi ro và soát xét tối ưu chi phí thuế
Phân tích được nội tại công ty để phát hiện rủi ro tiềm ẩn: rủi ro từ ngành nghề kinh doanh, rủi ro từ mô hình kinh doanh, rủi ro từ hoạt động, vận hành, tuân thủ tài chính của công ty (DN báo lỗ hoặc lợi nhuận thấp trong nhiều năm, kết quả kinh doanh không tương thích với mô hình hoạt động, cơ quan thuế có các cơ sở dữ liệu nội bộ hoặc thông tin về công ty).
Nắm được các điểm chạm mà cơ quan thuế thường tập trung trên BCTC (thời hạn nộp BCTC, các rủi ro thường gặp ở kỳ kế toán lập BCTC so với kỳ kê khai như: xác định sai kỳ kê khai thuế, gộp năm tài chính, thay đổi năm tài chính, xác định ưu đãi theo kỳ kế toán…)
Rủi ro tiềm ẩn trên bảng cân đối kế toán cần chý ý tới các khoản mục: thanh toán với người mua hàng, các khoản trích lập dự phòng có số dư BCTC, các khoản phải trả liên quan đến thanh toán cho nhà cung cấp, phải trả người lao động, các khoản phải thu, phải trả khác, thuế TNDN hoãn lại, tỷ trọng khấu hao so với nguyên giá TSCĐ để tạm ước tính thời gian khấu hao…
Rủi ro trên báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu (CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…). Rủi ro trên các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, doanh thu tài chính (đánh giá chi phí lãi vay, kết hợp với đánh giá mô hình hoạt động và thực trạng DN để đối chiếu với các quy định khống chế về thuế như: EBITDA, lãi vay cá nhân, lãi vay chưa góp đủ vốn). Rủi ro trên các khoản thu nhập khác, chi phí khác…
Thứ hai: Biết cách rà soát – điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống thuế
Nắm cách rà soát kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Cách rà soát kiểm tra toàn bộ chứng từ ghi nhận (bảng cân đối phát sinh, sổ chi tiết tài khoản, bảng tổng hợp các bút toán, tổng hợp danh mục điều chính, các chứng từ gốc, báo cáo thuế, báo cáo tài chính)
Cách rà soát các hợp đồng kinh tế
Cách rà soát và hoàn thiện các nghiệp vụ kiểm tra đối chiếu, điều chỉnh
Cách rà soát kiểm tra và hoàn thiện theo từng sắc thuế
>> Mời bạn xem video: Phân tích và quản trị rủi ro thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiến thức về hoàn thuế và thanh kiểm tra quyết toán thuế
Hoàn thuế & quyết toán thuếlà 2 vấn đề đầy tính “nhức nhối” và mang tính dài hơn, vì một bên là “lấy lại” tiền cho doanh nghiệp, một bên là bảo vệ doanh nghiệp trước “vành đai” pháp lý. Vì vậy kiến thức cần nắm được ở 2 phần này sẽ là:
Về hoàn thuế
Hiểu được các trường hợp được hoàn thuế GTGT như: đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan. Hoàn thuế đối với dự án đầu tư mới.
Hiểu các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế và hoàn trước kiểm sau.
Hồ sơ hoàn thuế, cần nắm được: Cách gửi công văn cho cơ quan thuế, cách lập và nộp đề nghị hoàn theo mẫu 01/ĐNHT trên trang thuế điện tử. Nắm được cách lập giấy đề nghị hoàn thuế. Cách tra cứu giấy đề nghị hoàn và xem thông báo kết qủa hoàn. Cách huỷ đề nghị hoàn nếu có sai sót.
Cách rà soát hồ sơ hoàn thuế (rà soát hồ sơ khai thuế GTGT, rà soát toàn bộ hoá đơn đầu vào để LOẠI BỎ các hoá đơn không đủ ĐIỀU KIỆN HOÀN. Rà soát toàn bộ doanh thu và doanh thu xuất khẩu, để đưa ra số thuế GTGT hoàn chính xác trong TH hoàn thuế đối với xuất khẩu. Cách rà soát sổ công nợ phải thu, phải trả, kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT…
Về thanh kiểm tra quyết toán thuế, cần
Nắm được các điểm trọng yếu cơ quan thuế thường tập trung kiểm tra
Nâng cao kỹ thuật giải trình và điều chỉnh sau khi quyết toán thuế
Chuẩn hoá công tác lập, tránh tối đa sai sót không đáng có khi quyết toán thuế.
Cách giải quyết các tình huống xảy ra khi quyết toán và kiểm tra
Cách xử lý các vấn đề liên quan đến các loại thuế (TNDN, GTGT, TNCN, thuế NTNN)
Cách giải trình và làm việc với cơ quan thuế khi được kiểm tra
Xu hướng thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp sẽ diễn biến như thế nào?
Kiến thức về chuyển giá – giao dịch liên kết
Chuyển giá là một vấn đề không mới nhưng vẫn gây khó dễ cho nhiều doanh nghiệp việt, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy kiến thức ở phần này, bạn cần hiểu được:
Các quy định về chuyển giá. Các giao dịch liên kết nào thường gặp phải.
Hiểu bản chất của vấn đề, cốt lõi của chuyển giá như thế nào là đúng quy định? như thế nào là chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về nơi có chế độ thuế thấp hơn để lợi dụng tránh thuế?.
Biết được mấu chốt cơ quan thuế nhắm vào đâu khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.
Nắm được các phương pháp xác định giá chuyển nhượng & tỷ suất lợi nhuận mà cơ quan thuế chấp nhận.
Biết cách thực hiện một bộ hồ sơ chuyển giá đầy đủ, kê khai đúng quy định, bảo vệ trước đoàn thanh kiểm tra thuế.
Phân tích sâu vào từng loại hình doanh nghiệp: sản xuất, phân phối, dịch vụ, tài chính.
Đi sâu vào đặc thù, những mấu chốt mà các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty mẹ con ở trong nước có sự liên kết với nhau.
Cách kê khai phụ lục 01 nghị định 132 về giao dịch liên kết – Có hướng dẫn cụ thể chi tiết
Kiến thức về tư vấn và lập kế hoạch thuế
Tư vấn và lập kế hoạch thuế được coi là cấp bậc kiến thức giúp bạn định vị mình trên con đường trở thành chuyên gia tư vấn thuế, một tư vấn thuế giỏi sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí thuế trong khuôn khổ pháp luật và xây dựng một chiến lược thuế chuẩn cho doanh nghiệp.
Ở phần này, bạn cần nắm được các kiến thức về:
Các phương thức lập kế hoạch thuế
Nắm được rủi ro khi lập kế hoạch thuế
Nắm được các chính sách và tối ưu thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh chính
Nắm được tối ưu thuế TNCN (đối với thu nhập từ kinh doanh, đối với thu nhập từ đầu tư và chuyển nhượng vốn, đối với thu nhập khác)
Biết được cách tối ưu thuế liên quan đến yếu tố nước ngoài (thành lập công ty ở nước ngoài, thành lập công ty tại thiên đường thuế, lập kế hoạch thuế toàn cầu…
Trang bị thêm chứng chỉ hành nghề về thuế
Chứng chỉ như một minh chứng cho tất cả nỗ lực, kiến thức của mình, nếu bạn không chỉ muốn dừng chân ở việc tư vấn thuế cá nhân, mà muốn gầy dựng một doanh nghiệp tư vấn thuế riêng cho mình, việc trang bị một chứng chỉ là không thể thiếu, vì khi đó bạn sẽ đủ năng lực pháp lý để làm thủ tục cho doanh nghiệp, các chứng chỉ có thể kể đến là chứng chỉ đại lý thuế, CPA…
Bài viết không chỉ gửi tặng bạn những slide “đắt giá” được trích từ giáo trình thuế chuyên sâu, mà còn tặng bạn lộ trình các kiến thức cần trang bị để trở thành một chuyên gia tư vấn thuế thành công. Nếu bạn cảm thấy những kiến thức trên là quá nhiều và khó tìm tài liệu nhưng lại muốn đẩy nhanh sự phát triển trong sự nghiệp của mình, bạn có thể đọc ngay bài viết “6 khoá học thuế giúp bạn chinh phục con đường trở thành chuyên gia tư vấn thuế”. Trong bài viết không chỉ cung cấp toàn bộ kiến thức được chia sẻ bên trên mà còn giúp bạn lên được định hướng đúng đắn để chinh phục giấc mơ thuế của mình.