Câu hỏi thường gặp FAQs

[et_pb_section fb_built=”1″ admin_label=”section” _builder_version=”3.0.47″][et_pb_row custom_padding=”30px|0px|11px|0px” _builder_version=”3.0.47″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”][et_pb_column type=”4_4″ _builder_version=”3.0.47″ parallax=”off” parallax_method=”on”][et_pb_text text_orientation=”center” _builder_version=”3.0.47″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Câu hỏi đã trả lời (click vào để xem câu trả lời)

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row custom_padding=”15px|0px|30px|0px” _builder_version=”3.0.47″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”][et_pb_column type=”4_4″ _builder_version=”3.0.47″ parallax=”off” parallax_method=”on”][et_pb_toggle title=”Bên em có thuê xe của cá nhân, em muốn đưa nó vào CP hợp lý thì cần làm những thủ tục gì ạ? Em cám ơn!” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Trường hợp thuê tài sản của cá nhân, chiếu theo quy định tại điều 4, TT 96/2015 thì hồ sơ bao gồm: 
– Hợp đồng thuê tài sản; 
– Chứng từ chi tiền; 
– Chứng từ nộp các nghĩa vụ thuế liên quan tới quá trình thuê (nếu trong hợp đồng quy định bên đi thuê phải chịu các nghĩa vụ về thuế).

2. Đối với trường hợp cá nhân cho thuê tài sản mà doanh thu 1 năm dưới ngưỡng 100trđ. Khi đó, cá nhân này được coi là cá nhân không kinh doanh. Cá nhân này không phải đóng bất cứ nghĩa vụ thuế nào. Và không có điều kiện bắt buộc phải đăng ký mã số kinh doanh. Hồ sơ thuê lưu tại đơn vị.

3. Trường hợp cá nhân cho thuê tài sản có thu tiền 1 lần thì doanh thu được xác định là doanh thu thu tiền 1 lần

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Công ty em thuê người lao động là người nước ngoài về làm giáo viên dạy tiếng anh cho trung tâm, hợp đồng thuê là 1 năm. Người nước ngoài ko muốn Thông qua DN nộp thuế tncn. Người nc ngoài muốn tự quyết toán và tự nộp tiền thuế Tncn. Anh chị tư vấn jiup em, em cần làm những thủ tục gì cho người nc ngoài để người nc ngoài có thể tự nộp thuế tncn ạ.” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

1. Luật quy định là DN có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế của người lao động để nộp cho Nhà nước nếu phát sinh thuế. DN mà không khấu trừ nộp lên, khi thanh tra thuế phát hiện là DN bị nộp tiền đó + phạt đó. 

2. Người lao động chỉ khai quyết toán cuối năm thôi. Trên nguyên lý “nắm đầu người có tóc nha”, thuế không hơi đâu mà đi quản từng người lao động đâu. Bạn cẩn thận khi làm hồ sơ trường hợp này nếu có phát sinh thuế TNCN của người nước ngoài.

3. Có 3 cách để ông nước ngoài hiểu ông ấy cần phải nộp thuế:
3.1. Quy định bắt buộc là DN phải khấu trừ và đóng thuế TNCN nếu phát sinh của người lao động
3.2. Thỏa thuận với người lao động theo lương net, người LĐ nước ngoai không phải đóng bất cứ thuế gì, Công ty sẽ đóng thuế TNCN này cho người lao động và đưa vào chi phí công ty.
3.3. Không ký hợp đồng, thuê giáo viên khác – Còn nhiều giáo viên nước ngoài muốn dạy ở Cty bạn lắm.

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Chào Taca! mình xin tư vấn nghiệp vụ kế toán mà mình đang băn khoăn: Công ty Mình nhập sản phẩm thời trang về bán tại thị trường nội địa, trong đó có nhập cả quần áo đồng phục cho nhân viên bán hàng. vậy khi minh xuất quần áo đồng phục cho nhân viên bán hàng sử dụng mình có phải xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ không? vì đây là hàng hóa nhập không phải hàng công ty tự sản xuất. Cả nhà xem xét giúp mình với!” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Theo quy định tại TT 119/2014 có hiệu lực kể từ 1/9/2014, trường hợp của chị không cần xuất hóa đơn do đây là trường hợp tiêu dùng nội bộ. Đơn vị căn cứ vào phiếu xuất kho nội bộ để làm căn cứ hạch toán. 
– Về bản chất: Giả sử công ty A có xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ, trị giá 100tr, VAT=10tr. 
Quá trình chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng ở đây không có do doanh nghiệp vừa là người bán, vừa là người mua. 
Do đó, doanh thu ra = giá vốn; thuế đầu ra = thuế đầu vào. 
Việc xuất hóa đơn không phát sinh thêm nghĩa vụ thuế. Không thể hiện được tính kiểm soát về thuế của cơ quan thuế.
Vậy việc xuất hóa đơn sẽ không hợp lý=> bỏ quy định này. 
Thanks!

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Anh chị cho e hỏi xíu. Hóa đơn đỏ có 1 cuốn bị nước mốc hỏng, kế toán làm bc sd hóa đơn ko báo hỏng, hủy mà cứ kê khai chưa dùng từ số 251-300. Sau đó lại tiếp tục dùng từ 300 tới tận gần 500 rồi. 50 hóa đơn đó vẫn kê khai trên bcsd hóa đơn là chưa dùng. Giờ đã 2 năm rồi,kế toán mới kiểm tra hỏi thì mới bảo tại ko dùng mà nó hỏng nên cứ treo trên đó. Cho em hỏi xử lý ntn với trường hợp này? Em cảm ơn” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Còn theo mình biết thì mức phạt đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hiện nay theo nghị định 49/2016/NĐ-CP là “nếu đơn vị tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”
-Còn hóa đơn thì bạn vẫn dùng bình thường

2. đấy là riêng về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, còn hóa đơn bị hỏng mà bạn không thông báo thì tiếp tục chiếu theo điều 24 Thông tư 39/2014 để xử lý và mức phạt thì theo điều 3 nghị định 49 nhé. 

3. Trường hợp coi như bị hỏng bạn phải ngay lập tức làm thông báo mất, cháy, hỏng hóa đơn (cụ thể trường hợp của bạn là hóa đơn bị hỏng) gửi cơ quan thuế và theo khoản 7 điều 1 thông tư 176/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung 1 số điều của thông tư 10/2014 thì :” Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.” – Mình bị thông báo chậm rất lâu chắc sẽ bị phạt 4tr
Riêng việc làm mất hóa đơn nữa thì cũng theo quy định đó phạt từ 4tr – 8tr nữa, tình huống này phạt 8tr đ)

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Ac cho e hỏi ạ: Công ty e là công ty chế xuất chuyên nhập tôn dạng tấm. Cuối tháng kiểm kê tôn tấm nhà cung cấp giao cho bên e luôn thừa nên bên e bỏ ra khỏi kiểm kê và tận dụng làm đồ dùng cho cty chứ không cho vào sản xuất? Hic ac cho e hỏi có cách nào để vẫn sử dụng vào sản xuất đc k ạ? Em cám ơn ac ạ” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Dear em. Anh đang hiểu ý của em là lượng hàng mà nhà cung cấp giao cho bên em nhiều hơn lượng thực tế trên chứng từ, dẫn tới khi kiểm kê thì chắc chắn có hàng tồn kho thừa chờ xử lí. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng anh thì lượng hàng này nếu ghi vào sổ gặp các rủi ro sau

1. Hạch toán tăng thu nhập khác đối với vật tư nhận được theo dạng thu nhập từ cho, biếu, tặng
2. Chi phí giá vốn của vật tư nếu đưa vào sản xuất và tính giá thành thì cũng không được ghi nhận là chi phí được trừ do không có chứng từ

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Chào cả nhà ạ. Em xin được tư vấn ạ. Công ty em làm là công ty sản xuất và kinh doanh hạt giống, giống đã được cấp văn bằng bảo hộ ạ. Sắp tới bên em sẽ chuyển giao quyền kinh doanh (giới hạn về địa lý nhất định) cho bên thứ 2. Nhờ các thầy cô, anh chị tư vấn giúp em khi em xuất hóa đơn cho bên nhận chuyển giao thì thuế suất sẽ là bao nhiêu ạ? anh chị nào có mẫu hợp đồng chuyển giao quyền kinh doanh cho em xin với ạ. Em cảm ơn cả nhà!!” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Dear bạn. Để có căn cứ áp dụng thuế suất phải căn cứ theo nội dung và bản chất của hợp đồng. Tư vấn cho bạn về nguyên tắc như sau:
1. Nhượng quyền thương mại nếu có kèm theo chuyển quyền sở hữu trí tuệ – Không chịu thuế GTGT
2. Nhượng quyền thương mại có nhượng quyền SỬ DỤNG quyền sở hữu trí tuệ – Chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

Trong đó, bạn có thể tham khảo văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH về Luật sở hữu trí thuệ phân biệt giữa chuyển quyền SHTT và quyền sử dụng quyền SHTT nhé.

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Em chào các anh chị. Anh chị hướng dẫn cho e cách sắp xếp và kẹp chứng từ chuẩn bị quyết toán 1 cách khoa học nhất ah. Mong các anh chị chia sẻ với e những cách mà các anh chị đang làm. Em cảm ơn ạ.” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Bộ 1: Tờ khai thuế GTGT
Kể từ ngày 01/01/2015 đã bỏ quy định các doanh nghiệp phải lập bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra. Tuy nhiên, để kiểm soát được hóa đơn các bạn vẫn nên làm 2 phụ lục này.
Khi đó, bộ hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm:
– Tờ khai thuế GTGT kèm bảng kê;
– Hóa đơn đầu vào, liên 3 hóa đơn đầu ra được kẹp sau tờ khai và sắp xếp theo thứ tự trên bảng kê mua vào, bán ra.
Bộ 2: Các tờ khai thuế khác: 
Thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế môn bài,báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế cuối năm
Do số lượng tờ khai loại này không nhiều, do đó các bạn sẽ lưu trong 1 cặp càng cua dày khoảng 5cm cho 1 năm. Trong cặp đó dùng giấy ngăn để phân thành các loại.
Bộ 3: Chứng từ ngân hàng:
Bộ chứng từ ngân hàng thông thường bao gồm: Hồ sơ tiền gửi và hồ sơ tiền vay
• Đối với hồ sơ tiền gửi:
Tùy vào số lượng chứng từ mà bạn sẽ lựa chọn đóng quyển theo tháng hay theo quý
Thứ tự đóng quyền như sau: Tờ sao kê tổng hợp (có dấu ngân hàng), sắp xếp sau tờ sao kê là giấy báo nợ, có, chứng từ giao dịch, UNC theo thứ tự của tờ sao kê.
• Đối với hồ sơ tiền vay:
Hợp đồng vay, các phụ lục đính kèm hợp đồng vay, các khế ước nhận nợ và các hồ sơ khác đính kèm được sắp xếp theo thứ tự thời gian cho từng hợp đồng vay.
Hiện nay, các BCTC, phương án vay vốn…hầu hết là các số liệu CHẾ BIẾN, do đó với các giấy tờ này các bạn để riêng ra cặp hồ sơ nội bộ hoặc dùng các cách đánh dấu, tránh bị nhầm khi trình cho cơ quan thuế.
Bộ 4: Phiếu thu, chi tiền
Thông thường, phiếu thu chi tiền sẽ được đóng thành quyển theo tháng theo thứ tự số phiếu thu chi:
Cụ thể cách lưu trong 1 tháng như sau:
Sổ quỹ tiền mặt theo tháng -> Phiếu thu + chi có kèm các hóa đơn photo, bảng thanh toán lương sau phiếu thu (chi) và các chứng từ khác (nếu có)
Bộ 5: Phiếu nhập, xuất kho
Được đóng theo từng tháng theo thứ tự số phiếu nhập xuất kho:
Cụ thể:
Phiếu nhập kho: 
+ Đối với mua ngoài: Cần kẹp cùng hóa đơn GTGT (photo) – hóa đơn mua hàng, hóa đơn vận chuyển (nếu có), biên bản giao hàng của NCC, phiếu kiểm định chất lượng, chứng chỉ CO, CQ (nếu có)
+ Đối với nhập kho thành phẩm: Cần lưu phiếu tính giá thành nhập kho kèm theo.
Phiếu xuất kho: Kẹp sau đó là hóa đơn GTGT đầu ra (photo), biên bản giao hàng….
Bộ 6: Hợp đồng mua vào bán ra
Các bạn cần lưu hợp đồng mua vào, bán ra, báo giá, thanh lý hợp đồng và các phụ lục đính kèm riêng cho từng nhà cung cấp, khách hàng. Thông thường hợp đồng sẽ được lưu vào cặp càng cua.
Bộ 7: Sổ sách kế toán
Cuối mỗi kỳ, các sổ sách kế toán trong phần mềm sẽ được in ra và đóng thành quyển. Trước khi đóng lại, các bạn cần đối chiếu lại với các chứng từ gốc xem đã đúng, đủ hay chưa.
Bộ 8: Hồ sơ tài sản cố định
Bộ hồ sơ tài sản cố định, các bạn cần có thẻ tài sản cố định, hóa đơn GTGT (bản photo), hợp đồng mua bán tài sản cố định, quyết định mua sắm tài sản cố định, biên bản nghiệm thu bàn giao tài sản cố định….và các hồ sơ khác theo đặc thù của tài sản và loại hình doanh nghiệp.
Bộ 9: Hồ sơ nhân sự, bảo hiểm:
– Hồ sơ của từng nhân viên;
– Hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động (nếu có)
– Thông báo bảo hiểm và các mẫu biêu khai tăng, giảm bảo hiểm, đăng ký thang bảng lương

– Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho lao động
– Tình hình biến động nhân sự cho từng tháng
…..
Bộ 10: Các hồ sơ khác 
Hồ sơ khác như: Giấy nộp tiền vào NSNN, bộ hồ sơ nhập xuất khẩu, biên bản đối chieéu công nợ, biên bản thu hồi, điều chỉnh hóa đơn, các mẫu đăng ký với CQT như 06,08, công văn báo giá…..các bạn lưu mỗi loại trong 1 cặp càng cua khoảng từ 3-7cm tùy số lượng phát sinh là nhiều hay ít.

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Các bạn cho mình ý kiên với công ty mình hiện đã có mở tk giao dichj với ngân hàng và muốn mở thêm tk thứ hai tại ngân hàng khác thì thủ tục như thế nào” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

B1 : Ban ra ngân hàng cần mở TK và lam thủ tục theo hướng dấn 
B2: Sau khi mở xong TK ngân hàng bạn làm thông báo trên cổng thông tin doanh nghiệp 
Nhưng một số chi cục vẫn nhận mẫu 08 do vậy làm mẫu 08 thông báo sử dụng thêm TK ngân hàng đó với cơ quan thuế 
B3: Nhớ lấy sao kê chi tiết ngân hàng đó hàng tháng, quý, năm và hạch toán nhé

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Cả nhà cho e hỏi, trường hợp doanh nghiệp bán, bị mất liên 2 giao cho KH, đã làm BB mất hóa đơn với bên mua, có hợp đồng mua bán thực tế, đã đủ căn cứ để có thể coi là có 2 tình tiết giảm nhẹ, và không bị phạt vi phạm hành chính chưa ah” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

1. Trong TT176/2016/TT-BTC thì “trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.”
–> Như vậy theo mình hiểu bên bạn có biên bản ghi nhận sự việc, có hợp đồng mua bán thực tế, nhưng phải là đã kê khai và đã nộp thuế rồi + thêm 2 tình tiết giảm nhẹ nữa mới đc “xử phạt cảnh cáo”. Chứ nếu chỉ có biên bản ghi nhận + hợp đồng mua bán thực tế thì chưa đủ điều kiện để đc xử phạt cảnh cáo

2. Về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng thì được quy định điều 9 và điều 10 Luật số: 15/2012/QH13 Quy định về xử lý vi phạm hành chính

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Xin chào cả nhà, em lò dò mãi chả hiểu sao lạc được vào đây, thích quá ngồi đọc liên tục các bài trong nhóm. Cứ như kiểu khai trí ý ạ. Em làm kt nội bộ đc 2 năm, giờ tự nhiên nhảy qua bên thuế làm mới đc 2 tuần thôi ạ, chưa biết bắt đầu từ đâu. Xin anh chị chỉ giáo ạ. Bữa em xuất cái hđ sai MST, sai luôn cả số lượng do kiểu số lượng 6.65 mà lúc in hđ em ko để ý nó làm tròn lên thành 7. 😭  nhưng thành tiền các thứ vẫn đúng. Em đã giao cho kh và kh cũng đã ký tên lên đó. Chưa kê khai vì bên em kk theo quý, giờ em có phải xuất lại hđ ko ạ. 😭 hay xử lý tn a chị giúp em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

1. Theo quy định về việc xử lý đối với hóa đơn đã lập trong TT 39/2014. Đối với trường hợp hóa đơn đã xuất, đã giao hàng cho người mua, 02 bên chưa kê khai thuế nhưng hóa đơn có sai sót. Khi đó, bên bán phải lập biên bản thu hồi và xuất hóa đơn thay thế. 
Lưu ý: Trong trường hợp hóa đơn thay thế vắt kỳ (hóa đơn đã xuất quý 1, nhưng hóa đơn thay thế vào quý 2) khi đó, đơn vị bạn vẫn phải kê khai tất cả các nghĩa vụ thuế vào kỳ quý 1, hay nói cách khác là kỳ phát sinh việc mua, bán hàng nhé! 

2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vẫn báo cáo hóa đơn đó bình thường nhé! 
Ví dụ hóa đơn quý 2 xuất thay thế cho hóa đơn của quý 1. 
– Nghĩa vụ thuế vẫn kê vào quý 1. 
– Hóa đơn đó được báo cáo tình hình sử dụng vào quý 2. 
Trân trọng!

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Chào cả nhà em có câu hỏi muốn nhờ club mình tư vấn ạ! công ty em chuẩn bị mua 1 căn hộ chung cư làm văn phòng của công ty nhưng em được biết các công ty bây giờ ko được phép đặt ở chung cư ạ! vậy cả nhà cho e hỏi em cần làm những gì và thủ tục ra sao để làm tài sản của công ty ạ? ( tiền chuyển đi mua nhà là tiền chuyển từ tài sản công ty ạ) em cảm ơn cả nhà ạ!” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/12/2015) quy định :
Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.
Theo trích dẫn trên thì không được đăng ký địa chỉ kinh doanh của công ty tại chung cư ạ.

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Chào mọi người, e có chút vướng mắc cần mọi người giúp đỡ.  Hiện tại thì nhiều doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân … Và nhận được chứng từ là %22hóa đơn bán lẻ%22.  Vậy đây là 1 khoản chi phí %22thực tế phát sinh%22, bộ chứng từ cần như thế nào để doanh nghiệp %22tự tin%22 tính vào chi phí thuế của đơn vị mình” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

1. Trường hợp đơn vị mua hàng của tổ chức không thuộc diện được lập bảng kê 01/TNDN theo quy định tại khoản 2, điều 6, TT 78/2014 thì dù giá trị hàng có dưới 200.000,đ thì vẫn phải có đầy đủ hóa đơn hợp pháp mới được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN; 
– Quy định khi bán hàng có giá trị dưới 200.000,đ thì bên BÁN không cần xuất hóa đơn nếu BÊN MUA KHÔNG yêu cầu. Nhưng nếu người mua yêu cầu thì bên bán vẫn phải xuất. Cuối ngày đó, bên bán căn cứ vào bảng kê để lập 1 hóa đơn tổng (quy định cụ thể trong TT 39/2014). 

2. cần xác định mặt hàng của cá nhân, hộ gia đình là mặt hàng gì để xem xét có tính tới ngưỡng 100trđ/năm hay không nhé! 
Cụ thể trong khoản 2, điều 6, TT 78/2014 – trường hợp mua hàng được phép lập bảng kê 01/TNDN. Bạn tham khảo thêm nhé!

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Các bác làm ơn cho mình hỏi xe 7 chỗ đứng tên cá nhân. Nay muốn thành lập Công ty thì chiếc xe đó phải khai báo CQ Thuế ra sao ạ? Thanks all…!!!” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

1. Có 3 hướng giải quyết tình trạng này: 
1.1. Chủ xe góp vốn vào công ty là giá trị TSCĐ xe đó, rồi công ty đăng ký chủ quyền cho chiếc xe đó là tên Công ty.
1.2. Chủ xe làm hồ sơ bán TSCĐ đó cho Công ty. ( Cá nhân không cần xuất hóa đơn cho công ty, chỉ cần hợp đồng mua bán, rồi ra đăng ký trước bạ lại cho xe công ty đứng tên)
1.3. Làm hợp đồng cho thuê tài sản cá nhân, cá nhân cho công ty thuê xe.

2. TH 1: Cty TNHH 1TV thì có dc góp vốn ko ạ? Góp vốn bằng TS thì định giá ra, thường thì các thành viên góp vốn sẽ định giá TS, còn này 1 TV thì ổng tự định giá luôn. Nhưng nếu để minh bạch nguồn vốn có thể nhờ công ty nào đó thẩm định giá lại. Tùy DN
TH 2: Chủ xe là người đại diện pháp luật luôn thì phải làm thế nào ạ ? Tài sản Công ty TNHH 1 TV là độc lập với cá nhân. Nên dù anh đó là Chủ, đại diện PL thì Chỉ chịu trách nhiệm trên vốn gốp đăng ký vào Công ty, Còn tài sản cá nhân của anh đó là độc lập với Công ty. Nếu có giao kết thì đó là giao kết dân sự xảy ra thôi. Mặc dù tính minh bạch nó sẽ thấp nên nhớ tuân thủ khai và nộp thuế với cho thuê và chuyển khoản tiền khi thanh toán thuê xe.

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Bên em tổ chức cho nhân viên đi du lịch. Em hạch toán N642, N133/C331, và đã kê khai thuế GTGT Quý I. Nhưng nghic đi nghĩ lại bên em không có quỹ phúc lợi. Em đang định làm tờ khai điều chỉnh giảm thuế GTGT và hạch toán nghiệp vụ cho nhân viên đi du lịch là N4212/C331 (Tổng giá trị HĐ bao gồm thuế) thì có được không ạ? Em cảm ơn !” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Dear bạn. Về cơ bản, chi nghỉ mát thuộc khoản chi phúc lợi được khấu trừ thuế GTGT nếu đáp ứng
– Các điều kiện về chứng từ 
– Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 

Bạn lưu công văn 4005/TCT-CS tham khảo nhé.

[/et_pb_toggle][et_pb_toggle title=”Cả nhà cho em hỏi. Chú em mua lại một công ty. Năm ngoái trên sổ sách bị lỗ. Vậy số lỗ này em có thể chuyển lỗ sang năm nay ko ạ?” _builder_version=”3.0.65″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”]

Dear bạn. Toàn bộ số lỗ này được tiếp tục chuyển sang các năm tính thuế sau nhé – Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

“.. Doanh nghiệp thành lập từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu… được kế thừa các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (kể cả các khoản lỗ chưa được kết chuyển) của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi…”

[/et_pb_toggle][/et_pb_column][/et_pb_row][et_pb_row _builder_version=”3.0.47″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat”][et_pb_column type=”4_4″ _builder_version=”3.0.47″ parallax=”off” parallax_method=”on”][et_pb_contact_form captcha=”off” email=”cskh.nasuviet@gmail.com” title=”Đặt câu hỏi để được Taca trả lời sớm nhất” success_message=”Cảm ơn bạn đã gửi thông tin! Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn ngay lập tức” submit_button_text=”Gửi câu hỏi” module_id=”et_pb_contact_form_0″ _builder_version=”3.0.65″][et_pb_contact_field field_id=”Tên” field_title=”Tên của bạn” fullwidth_field=”on” _builder_version=”3.0.47″ form_field_font=”||||” use_border_color=”off”][/et_pb_contact_field][et_pb_contact_field field_id=”SDT” field_title=”Số điện thoaị” _builder_version=”3.0.47″][/et_pb_contact_field][et_pb_contact_field field_id=”Message” field_title=”Câu hỏi bạn muốn chúng tôi trả lời?” field_type=”text” fullwidth_field=”on” _builder_version=”3.0.47″ form_field_font=”||||” use_border_color=”off”][/et_pb_contact_field][/et_pb_contact_form][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Vui lòng để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn về các khóa học

Trụ sở chính

Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline: 0985 611 911

Support@taca.edu.vn

Chi nhánh

Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM

Hotline: 0947 511 911