Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện những nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật. Vậy những loại thuế đó là gì và thủ tục thực hiện như thế nào? Qua bài viết dưới đây, TACA sẽ cung cấp cho bạn những quy định về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp một cách đầy đủ và chuẩn xác nhất.
Thuế là một khoản trong ngân sách Nhà nước mà các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh bắt buộc phải nộp theo quy định của các Luật thuế.
Phân chia các loại thuế giúp cơ quan Nhà nước kiểm soát được tình hình của người nộp thuế và góp phần xây dựng các lợi ích chính sách về thuế cho người tham gia nộp thuế.
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, các loại thuế hiện nay gồm có:
Việc nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc phải làm của cá nhân, các tổ chức nên nếu có những hành vi không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hoặc trốn thuế tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Pháp luật.
Doanh nghiệp cần phải lập tài khoản ngân hàng sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, sau đó thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Việc này nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển khoản và nộp thuế điện tử nhanh chóng, chính xác hơn.
Hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng gồm có:
– Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng.
– Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (01 bản sao công chứng)
– Thẻ căn cước/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực người đại diện theo pháp luật (01 bản sao công chứng)
– Giấy chứng nhận mẫu dấu (01 bản sao công chứng)
Sau khi hoàn tất thủ tục trên và có được tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn cụ thể.
Doanh nghiệp đặt mua và đăng ký sử dụng chữ lý số với nhà cung cấp dịch vụ, chữ ký số này có vai trò tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện từ. Hồ sơ gồm có:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao công chứng)
– Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước của người đại diện của doanh nghiệp (Bản sao công chứng).
Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, các tổ chức/cơ sở kinh doanh có quyền đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sau đó, doanh nghiệp nộp mẫu số 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý thực hiện xuất hóa đơn đỏ.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Nếu đến hết hiệu lực thời hạn mà không nộp đơn thì doanh nghiệp sẽ phải tính thuế trực tiếp.
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm của doanh nghiệp dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Theo Nghị Định 139/2016/NĐ-CP có những sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phải đóng lệ phí môn bài, trong một số trường hợp doanh nghiệp được miễn theo quy định này.
Thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, 2014 căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất. Ngoài ra, những doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn sẽ phát sinh thêm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Căn cứ tại quy định Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016, thuế được tính theo 2 phương pháp bao gồm: khấu trừ và trực tiếp:
– Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
– Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT= Thuế GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thuế suất GTGT tùy vào loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tính theo các mức 0%, 5%, 10%.
Thuế TNCN là thuế mà công ty hàng tháng nộp thay cho người lao động được kê khai theo tháng/quý và kết toán theo năm.
Tính thuế TNCN được căn cứ dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:
– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh.
– Căn cứ tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012, 2014 quy định về Thuế suất TNCN.
Thuế xuất nhập khẩu chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, được tính như sau:
– Dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tùy thời điểm và giai đoạn khác nhau mà tính thuế theo tỷ lệ %.
– Tính thuế bằng 2 phương pháp gồm có: phương pháp tuyệt đối và phương pháp hỗn hợp. Trong đó, số tiền thuế căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất/nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Thuế tài nguyên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi và bổ sung.
Tính thuế dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, thuế suất và giá tính thuế.
Căn cứ tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì mới áp dụng thuế này.
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt = giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Như vậy, bài viết trên của Học viện TACA đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ, chi tiết về các loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp. Từ đó bạn có thể biết chính xác các quy trình và thủ tục nộp thuế thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911