Cách định khoản kế toán cơ bản và các công việc mà kế toán phải thực hiện khi phát sinh nghiệp vụ mới trong doanh nghiệp.
Định khoản kế toán hay còn gọi là hạch toán kế toán giúp kiểm soát được tình hình ngân sách, có vai trò quan trọng xác định xu hướng chi tiêu cũng như định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Vậy thì định khoản kế toán là gì? Quy trình định khoản kế toán gồm các bước nào? Hãy cùng Học viện TACA tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Định khoản kế toán có thể hiểu là quá trình xác định và ghi chép các khoản tiền khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế vào bên Nợ hay bên Có của tài khoản kế toán tương ứng. Định toán kế toán được chia thành 2 loại gồm định khoản giản đơn và định khoản phức tạp:
Bảng phân loại định khoản kế toán
STT | Tên định khoản | Nội dung | Ví dụ |
1 | Giản đơn | Định khoản liên quan đến 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp, cho thấy được quan hệ đối ứng giữa 2 tài khoản kế toán đó (Tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có). | Việc rút tiền từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000.000 đồng.
Nợ Tài khoản Tiền mặt (111): 10.000.000 Có Tài khoản Tiền gửi ngân hàng (112): 10.000.000 |
2 | Phức tạp | Định khoản thể hiện quan hệ đối ứng của từ 3 tài khoản kế toán trở lên. | Mua vật liệu 10.000.000 đồng và thanh toán bằng tiền mặt với thuế GTGT 10%.
Nợ Tài khoản Vật liệu (152): 10.000.000 Nợ Tài khoản Thuế GTGT khấu trừ (131): 1.000.000 Có Tài khoản Tiền mặt (111): 11.000.000 |
Các nguyên tắc cơ bản trong quá trình định khoản kế toán gồm:
Xem thêm: Những nguyên tắc kế toán cơ bản cần nắm vững
Đầu tiên, phải xác định chính xác nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và phân biệt được nghiệp vụ đó liên quan đến các đối tượng kế toán nào.
Xác định chế độ kế toán mà đơn vị kế toán đang áp dụng là chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ,…). Ngoài ra, phải xác định tài khoản đó dùng cho đối tượng kế toán là tài khoản nào.
Xác định được đó là loại tài khoản gì (đầu mấy?) và sự tăng hay giảm của từng tài khoản.
Xác định chính xác tài khoản ghi Nợ – Có và điền giá trị tương ứng.
Đa số các định khoản trong kế toán sẽ được áp dụng theo sơ đồ chữ T tuân thủ các nguyên tắc chung:
Bảng các biến động tăng giảm của tài khoản kế toán
STT | Tài khoản | Phát sinh tăng | Phát sinh giảm |
1 | Mang tính chất về tài sản (1, 2, 6, 8) | Ghi bên Nợ | Ghi bên Có |
2 | Mang tính chất về nguồn vốn (3, 4, 5, 7) | Ghi bên Có | Ghi bên Nợ |
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về việc định khoản trong kế toán, Học viện TACA hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức để thuận lợi hơn trong quá trình xác định và ghi chép những phát sinh của nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp của mình.
Xem thêm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911