Hướng dẫn cách đóng thuế chừng từ kế toán khoa học, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu. Cách ghép và đóng chứng từ kế toán thuận tiện cho việc quản lý.
Kế toán là công việc gắn liền với rất nhiều hoá đơn, chứng từ khác nhau của doanh nghiệp. Nếu biết cách thực hiện, việc kế toán của bạn sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Bài viết ngay sau đây sẽ hướng dẫn cách đóng chứng từ kế toán một cách khoa học, dễ kiểm soát và tìm kiếm, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tùy vào độ dày mỏng của chứng từ mà bạn có thể lựa chọn một loại kẹp to hoặc nhỏ phù hợp. Nếu sử dụng kẹp quá to cho tập chứng từ nhỏ sẽ khiến tài liệu dễ bị tuột hoặc xô lệch. Ngược lại, nếu dùng kẹp chứng từ nhỏ tập chứng từ to kẹp sẽ nhanh bị dãn, hỏng và ảnh hưởng tới chứng từ.
Trong quá trình vận hành sẽ có nhiều việc doanh nghiệp dùng tới các chứng từ kế toán. Do đó nếu đóng chết, buộc dây sẽ rất bất tiện khi lấy ra, ghép vào mỗi khi cần tới chứng từ.
Thay vào đó, bạn có thể đóng kiểu đục lỗ hoặc dùng nẹp lá lúa bằng inox, nhựa để kẹp giấy tờ. Nẹp lá lúa inox có tác dụng giữ chứng từ chặt và chắc chắn nhưng dễ gây đứt tay nên bạn cần lưu ý khi dùng. Với hình thức đóng đục lỗ, đơn vị có thể lựa chọn, kết hợp sử dụng 3 loại đục lỗ to, trung và nhỏ.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình ghi sổ kế toán
Chứng từ đầu ra bao gồm:
Chứng từ đầu ra được sắp xếp theo trình tự thời gian và số thứ tự trên hóa đơn đầu ra, phiếu xuất kho. Thứ tự ghép chứng từ như sau:
Chứng từ liên quan khác nếu có (hợp đồng, BBBG, phiếu bảo hành,…) thành 1 bộ chứng từ đầy đủ. Trong trường hợp hóa đơn đầu ra lớn hơn 20 triệu đồng sẽ không có phiếu thu.
Chứng từ đầu vào bao gồm:
Khi ghép chứng từ đầu vào, bạn cần ưu tiên sắp xếp theo thứ tự thời gian hóa đơn đầu vào, số thứ tự trên phiếu. Cụ thể như sau:
Các chứng từ liên quan kem theo nếu có (hợp đồng, BBBG, phiếu bảo hành,…) thành 1 bộ chứng từ đầy đủ.
– Sắp xếp theo trình tự thời gian, ngày tháng trên hóa đơn, phiếu báo nợ, báo có, sổ phụ.
– Phân theo từng ngân hàng (không cần in phiếu Báo nợ, báo có ở PMKT)
Khi đóng chứng từ kế toán cần lưu ý sắp xếp cẩn thận, tỉ mỉ, ngay ngắn để tránh chứng từ bị bung hoặc thò thụt, khồng đồng đều. Đục lỗ cần thực hiện dứt khoát để không làm giấy tờ bị nham nhở, mất thẩm mỹ.
Đơn vị có thể đóng chứng từ kế toàn thành từng quyển theo tháng hoặc theo quý để tiện tra cứu, đối chiếu khi cần thiết. Thêm vào đó, bạn cũng không nên đóng quyển quá mỏng mà có thể đóng gộp lại với nhau để tiết kiệm bìa. Ngược lại, trong trường hợp quyển quá dày bạn có thể chia thành nhiều quyển mỏng và đánh số thứ tự để dễ dàng quản lý.
Mẫu bìa chứng từ cần đầy đủ các thông tin như sau:
Với các thông tin trên, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về cách đóng chứng từ kế toán. Nếu bạn còn câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan khác, hãy liên hệ TACA qua website taca.edu.vn hoặc hotline 0985.611.911 hoặc 0947.511.911 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911