“Kế toán thanh toán” là một thuật ngữ chuyên dụng và được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kế toán để chỉ công việc theo dõi và quản lý thu chi của các giao dịch tại doanh nghiệp. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như những yêu cầu và công việc cụ thể của bộ phận kế toán thanh toán, hãy cùng Học viện TACA tham khảo qua các thông tin ở bài viết dưới đây.
Kế toán thanh toán chính là bộ phận sẽ đảm nhiệm công việc làm các loại chứng từ thu và chi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để công ty thực hiện thanh toán cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bộ phận này còn chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý thu chi, tiền bạc để đảm bảo mức kinh tế ổn định và hợp lý của doanh nghiệp.
Kế toán thanh toán và kế toán công nợ là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt với nhau nhưng lại thường hay bị nhầm lẫn vì có mối quan hệ khá mật thiết.
– Kế toán thanh toán: phụ trách quản lý và theo dõi các giao dịch thanh toán của công ty và doanh nghiệp.
– Kế toán công nợ: đảm nhiệm vai trò theo dõi các khoản nợ của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư và công ty khác hoặc các khoản nợ của cá nhân đối với doanh nghiệp,…
Quản lý và theo dõi các khoản thu từ công ty
– Theo sát các khoản giao dịch qua thẻ hoặc tài khoản của khách hàng và cá nhân đối với doanh nghiệp.
– Theo sát các khoản tiền gửi ngân hàng từ doanh nghiệp.
– Theo sát cũng như giám định tính hợp pháp các chứng từ thu và chi.
– Theo sát các khoản công nợ từ khách hàng và các tổ chức cũng như đốc thúc việc thanh toán nợ.
– Kiểm tra và theo dõi các hoạt động từ bộ phận thu ngân.
– Theo dõi và lên kế hoạch thanh toán các khoản tiền của công ty đối với các doanh nghiệp và nhà cung cấp.
– Quản lý chặt chẽ các khoản chi và chứng từ có liên quan.
– Thanh toán các chi phí phát sinh như tiền bồi thường, trợ cấp và một số trường hợp khác.
– Theo sát và quản lý các quy trình thu chi theo quy định và nguyên tắc cụ thể.
– Đối chiếu các số liệu liên quan đến quỹ với bộ phận thủ quỹ.
– Sau khi tiến hành kiểm tra, in các báo cáo số liệu về tồn quỹ và trình lên ban giám đốc.
– Đối chiếu và báo tình hình công nợ với khách hàng hoặc cấp trên.
– Lập các báo cáo giải trình số liệu theo định kỳ hoặc khi có trường hợp cần giải quyết đột xuất.
Làm việc ở bộ phận kế toán thanh toán đòi hỏi nhân viên phải nắm vững các kiến thức nền cơ bản, các khái niệm cũng như nghiệp vụ cần thiết trong quá trình xử lý công việc. Bên cạnh đó, nhân viên còn được yêu cầu phải sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel và các phần mềm phục vụ công việc kế toán chuyên dụng.
Bộ phận kế toán thanh toán yêu cầu các ứng viên có khả năng giao tiếp, ứng xử và thuyết trình tốt để có thể tiếp xúc với nhiều đối tượng công việc khác nhau như khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, doanh nghiệp,…
Các ứng viên còn cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc quản lý các vấn đề liên quan đến tiền bạc. Ngoài ra, ứng viên còn có thể trang bị thêm những kỹ năng kế toán liên quan đến phần công nợ để hỗ trợ tốt cho công việc hơn về sau.
Thông qua bài viết về khái niệm và mô tả công việc kế toán thanh toán trên, Học viện TACA hy vọng đã mang đến bạn những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về vị trí kế toán thanh toán trong một doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chứng chỉ kế toán để nâng cao trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực này, hãy tham khảo ngay tại trang web chính thức của Học viện TACA.
Xem thêm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911