Cách phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn từ một doanh nghiệp thực tế
Phân tích tình hình sử dụng vốn và huy động động vốn, chính là phân tích cấu trúc tài sản và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. So sánh biến động giữa kỳ này với kỳ trước, tình hình sử dụng vốn có thay đổi gì hay không? Khi phân tích được cái này, chúng ta sẽ nhìn được rất rõ Chiến lược của doanh nghiệp về đầu tư vào đòn bẩy kinh doanh, đầu tư vào những cái năng lực kinh doanh của DN.
Ví dụ như đầu tư vào nhiều tài sản cố định, mua nhiều máy móc về dây chuyền sản xuất, đầu tư vào công cụ, dụng cụ…Để tăng năng lực sản xuất của DN, hay là đầu tư nhiều vào phần tài sản lưu động là tài sản ngắn hạn để có thể nhanh chóng đẩy sang cái lưu chuyển thuần của DN, thì chúng ta sẽ biết ngay được, DN đang dùng chiến lược gì? Hoặc là cái cơ cấu sử dụng tài sản của doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta sẽ biết được rủi ro và năng lực hoạt động DN ntn? DN đầu tư vào tài sản dài hạn này càng nhiều thì năng lực hoạt động, năng lực kinh doanh của DN càng có tiềm năng cạnh tranh.
Tuy nhiên nó còn tiềm ẩn những rủi ro khác, về bối cảnh kinh tế thị trường…Trong quá trình phân tích chúng ta sẽ thấy rất rõ rủi ro và lợi ích liên quan đến đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động.
Từ đó chúng ta sẽ nhìn được rủi ro về tài chính, rủi ro về kinh doanh, rủi ro về hoạt động. Để giúp bạn hiểu rõ hơn những lý thuyết trên, TACA sẽ vận dụng nó để phân tích trên một doanh nghiệp thực tế.
Tại phần này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích công ty TNHH Xi Măng Hà Nội về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn trên bảng cân đối kế toán nhé!
Bảng phân tích tình hình huy động vốn
Bạn có thể xem gợi ý cách tính bảng trên tại link (lưu ý: NÊN TẢI FILE VỀ, không xem trực tiếp trên drive vì file sẽ bị lỗi công thức).
a. Biến động
Tổng nguồn vốn cuối năm 2019 tăng 827 tỷ VNĐ, tương ứng tăng 21%, so với cuối năm 2018. Như vậy, quy mô huy động vốn của Doanh nghiệp tăng lên đây là cơ sở để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Về cơ cấu
Trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng lên 6% trong khi tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn giảm 6%. Như vậy chính sách huy động vốn của công ty cuối năm so với đầu năm thiên về xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên trong. Thời điểm đầu năm, tỷ trọng VCSH là 52%, tỷ trọng nợ phải trả là 48%. Tuy nhiên, cuối năm, tỷ trọng VCSH giảm xuống còn 46%, tỷ trọng nợ phải trả là 54%. Như vậy Doanh nghiệp chuyển từ tự chủ tài chính ở thời điểm đầu năm sang phụ thuộc tài chính vào thời điểm cuối năm. Việc doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính giúp cho năng lực về tài chính của DN tăng lên.
a. Nợ phải trả
Nợ phải trả cuối năm tăng 686 tỷ VNĐ so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn tăng 662 tỷ VNĐ, nợ dài hạn tăng 24 tỷ VNĐ. Trong nợ phải trả thì tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm là 79% (tăng 6% so với đầu năm), trong khi tỷ trọng nợ dài hạn cuối năm là 21% (giảm 6% so với đầu năm). Như vậy cơ cấu nợ thiên về huy động nợ ngắn hạn. Và thiên hướng này càng mạnh về cuối năm. Việc tập trung huy động vốn từ nguồn ngắn hạn để tài trợ cho việc nâng cấp dây chuyền sản xuất, làm tăng áp lực trả nợ trong ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn tăng 662 tỷ VNĐ chủ yếu đến từ việc tăng phải trả người bán ngắn hạn (71 tỷ VNĐ), tăng phải trả người lao động 26 tỷ VNĐ và tăng vay ngắn hạn (548 tỷ VNĐ), cụ thể:
Nợ dài hạn tăng 24 tỷ VNĐ chủ yếu tới từ khoản vay dài hạn. Khoản tăng này chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng khoản vay. Tuy nhiên, Doanh nghiệp nên tìm biện pháp để chuyển tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn thành dài hạn hoặc kéo dãn thời gian trả nợ đối với các khoản vay ngắn hạn/ vay dài hạn đến hạn trả để giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán.
b. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu tăng 7% so với đầu năm, khoản tăng này chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu tăng nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với Nợ phải trả. Tỷ trọng VCSH cuối năm là 46% (giảm 6% so với đầu năm). Trong bối cảnh Doanh nghiệp cần nguồn vốn để đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, cũng như tăng dự trữ hàng tồn kho để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng năm tới, thì việc vốn chủ sở hữu tăng không nhiều dẫn tới Doanh nghiệp phải huy động vốn từ nguồn bên ngoài, qua đó làm giảm năng lực tự chủ về mặt tài chính của Doanh nghiệp.
Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn
Tổng tài sản cuối năm tăng 827 tỷ VNĐ so với đầu năm, trong đó tài sản dài hạn tăng 525 tỷ VNĐ, tài sản ngắn hạn tăng 302 tỷ VNĐ. Như vậy, trong năm tổng tài sản tăng thể hiện việc tăng quy mô sử dụng vốn, qua đó có thể thấy tiềm lực hoạt động của doanh nghiệp tăng với nguồn lực tài sản tăng.
Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm chiếm 33% (tăng 1% so với đầu năm), trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tới 67% (giảm 1% so với đầu năm). Như vậy, chính sách đầu tư của Doanh nghiệp chủ yếu thiên về đầu tư tài sản dài hạn (và tỷ trọng thay đổi không đáng kể giữa đầu năm và cuối năm). Việc đầu tư vào tài sản dài hạn làm tăng năng lực sản xuất của Doanh nghiệp, qua đó làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường về mặt chất lượng sản phẩm, quy mô sản lượng,…Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản dài hạn cao cũng dẫn tới tính thanh khoản trong tổng tài sản thấp, có thể dẫn tới rủi ro mất khả năng thanh toán nếu như Doanh nghiệp không thu xếp được nguồn tài trợ có thời gian tương đương.
Tài sản ngắn hạn cuối năm tăng 302 tỷ VNĐ so với đầu năm. Việc tăng này chủ yếu do:
Tài sản dài hạn cuối năm tăng 525 tỷ VNĐ so với đầu năm, trong đó tăng chủ yếu là từ tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định tăng là do việc nâng cấp dây chuyền sản xuất cũ để đáp ứng nhu cầu về tăng chất lượng sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh. Đây là động thái đầu tư đúng đắn của Doanh nghiệp trong bối cạnh thị trường ngày càng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp bị suy giảm. Đồng thời, khoản đầu tư này cũng phù hợp với chiến lược mở rộng sản lượng, mở rộng thị trường của Doanh nghiệp cả trong nước lẫn xuất khẩu clinker.
Đây là một phần rất nhỏ trong khoá học thuế chuyên sâu và báo cáo tài chính, cấu trúc để bạn có thể phân tích được báo cáo tài chính dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính, đó là bạn phải phân tích được báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích dòng tiền (báo cáo lưu chuyển tiền tệ), phân tích bảng cân đối kế toán, phân tích BCTC tổng thể…
Bài viết trên là một phần phân tích rất thú vị về bảng cân đối kế toán đối với việc huy động vốn và sử dụng vốn. Đặc biệt khoá học sẽ nhiều phần hấp dẫn hơn khi khoá học được giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu đến từ các tập đoàn lớn và hãng kiểm toán Big 4 trong lĩnh vực tư vấn thuế và kiểm toán.
>>Hãy thử trải nghiệm ngay khoá học Phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên sâu tại link: https://taca.edu.vn/khoa-hoc-phan-tich-tai-chinh/
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hy vọng kiến thức hữu ích tới bạn!
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911