Tổng hợp 25 dấu hiệu rủi ro hoá đơn & hoàn thuế GTGT mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần biết
Bị truy thu, ấn định thuế đôi khi không phải là điều tệ nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà nguy hiểm nhất, chính là khi doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế mà không biết, đơn cử chỉ qua những biểu hiện về rủi ro trong việc phát hành sử dụng hoá đơn.
Giữa năm 2022 vừa qua, tổng cục thuế đã ĐƯA RA 25 dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn & hoàn thuế GTGT, như một tín hiệu ngầm sẽ sớm tăng cường thanh tra, rà soát những doanh nghiệp nằm trong diện này. Liệu doanh nghiệp bạn có nằm trong diện bị rủi ro thuế? Hãy đọc tiếp bài viết dưới!
Các dấu hiệu một doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn bao gồm:
1. Thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng. Hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh.
2. Có số lần thay đổi trạng thái hoạt động hoặc số lần thay đổi kinh doanh từ 2 lần trong năm.
—————— —————— ——————
3. Mới thành lập có địa điểm kinh doanh không cố định (chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 1-2 năm hoạt động).
—————— —————— ——————
4. Chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sau khi đã có thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
—————— —————— ——————
5. Thành lập do các cá nhân có quan hệ gia đình cùng tham gia góp vốn như Vợ, Chồng, anh, chị em ruột.
—————— —————— ——————
6. Thành lập mới do người đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật có Công ty do cơ quan thuế đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn.
—————— —————— ——————
7. Thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán lại, chuyển nhượng cho người khác.
—————— —————— ——————
8. Thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản.
—————— —————— ——————
9. Có hàng hóa bán ra, mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng.
—————— —————— ——————
10. Doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký.
—————— —————— ——————
11. Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.
—————— —————— ——————
12.Kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt …); kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,…); có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn).
—————— —————— ——————
13. Doanh thu tăng đột biến, cụ thể: Kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu hoặc có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 3 lần trở lên so doanh thu bình quân của các kỳ trước) nhưng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1 % doanh số phát sinh trong kỳ).
—————— —————— ——————
14. Doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho.
—————— —————— ——————
15. Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1%).
—————— —————— ——————
16. Sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.
—————— —————— ——————
17. Sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.
—————— —————— ——————
18. Không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
—————— —————— ——————
19. Có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.
—————— —————— ——————
20. Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào.
—————— —————— ——————
21. Có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ.
—————— —————— ——————
22. Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp.
—————— —————— ——————
23. Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày).
—————— —————— ——————
24. Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động.
—————— —————— ——————
25. Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp. Cơ quan thuế sẽ xác định và yêu cầu giải trình làm rõ. Nếu qua giải trình không đủ cơ sở chứng minh rủi ro thì tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra hóa đơn ngay.
—————— —————— ——————
Rủi ro về thuế là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, trên đây mới chỉ là những dấu hiệu mà một doanh nghiệp bị NGHI NGỜ. Nếu doanh nghiệp bạn dính một trong số trường hợp trên cũng đừng lo lắng, vì có thể là do yếu tố ngoại cảnh hoặc nhân tố khác, chứ không phải do doanh nghiệp có ý đồ trốn thuế, lách thuế.
Việc đọc sâu hiểu kỹ về luật thuế đặc biệt am hiểu về luật lệ quy định trong ngành nghề, lĩnh vực mình kinh doanh là điều vô cùng quan trọng. Vì khi đó bạn mới phân tích được những rủi ro tiềm ẩn và bảo vệ được doanh nghiệp của mình trước những “nghi ngờ” của cơ quan thuế.
Hãy kết nối và nhìn ra cơ hội. Hãy nắm lấy để thay đổi! Giống như Nhóm các chuyên gia kế toán kiểm toán đến từ Big4 họ đã làm.
(Học viên có thể chọn học 1 trong 2 module hoặc cả 2 module)
Liên hệ: 0941 611 911 – 0933 511 911
Taca cam kết chuyển giao toàn bộ kiến thức chuyên sâu cùng 20 năm kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ Chuyên gia giảng dạy đến từ các hãng kiểm toán số 1 thế giới như KPMG, EY, PWC.
Các bạn sẽ có những buổi học hiệu quả nhất, tuyệt vời nhất. Sau khoá học chúng tôi tin rằng năng lực của bạn sẽ phát triển vượt trội, cơ hội việc làm rộng mở cùng môi trường networking với những người giỏi nhất, suất sắc nhất trong lĩnh vực kế toán kiểm toán.