GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC CƠ BẢN VỀ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
=======================================
Hiện nay, lướt trên các diễn đàn chuyên môn về kế toán vẫn có rất nhiều bạn đang lúng túng về các vấn đề tương đối cũ liên quan tới hóa đơn, chứng từ. Do đó, mình xin chia sẻ cho mọi người lời giải cho các khúc mắc mà các bạn đang gặp phải.
——————————————————————————
Căn cứ tham chiếu:
– Quy định về hóa đơn, chứng từ tại TT39/2014/TT-BTC và TT 26/2015/TT-BTC
– TT 78/2014/TT-BTC và TT 96/2014/TT-BTC.
– Luật kế toán số 88/2015/QH13
——————————————————————————
Câu hỏi số 1. Hóa đơn có cần ký tươi tất cả các liên hay không?
Câu hỏi số 2. Hóa đơn có được sử dụng con dấu chữ ký hay không?
Theo quy định của luật thuế hiện hành, chưa có quy định nào về ký trên hóa đơn. Tuy nhiên, hóa đơn là 1 chứng từ kế toán – theo khẳng định tại điều 20 cuả kế toán số 88/2015/QH13 . Do đó, vấn đề này ra cùng chiếu sang luật kế toán.
1. Theo quy định tại điều 19, luật kế toán số 88/2015/QH13 “Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên’’
Từ việc trích lục trên thì ta có khẳng định:
– Hóa đơn không cần ký từng liên
– Hóa đơn không được sử dụng con dấu chữ ký.
——————————————————————————
Câu hỏi số 3. Hóa đơn có được viết mỗi liên 1 lần hay không?
Theo quy định tại điều 16, TT39/2014/TT-BTC ‘’ Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số’’
=> Do đó, hóa đơn không được phép viết mỗi liên 1 lần mà phải viết 1 lần thành nhiều liên
——————————————————————————
Câu hỏi số 4. Mua hàng của các tổ chức có chức năng xuất hóa đơn từng lần dưới 200.000,đ có cần hóa đơn để hạch toán chi phí, khấu trừ thuế đầu vào hay không? Hay chỉ cần tờ hóa đơn bán lẻ và lập bảng kê?
Theo quy định tại điều 18, TT39/2014/TT-BTC có quy định đối với bên bán:
Khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 200.00,đ mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
=> Vậy nếu người mua yêu cầu thì bên bán có bán hàng, dịch vụ dưới 200.000,đ cũng phải lập hóa đơn.
Theo quy định tại khoản 1, điều 4, TT 78/2014 thì điều kiện để khoản chi là được trừ khi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp….
Kết hợp 2 yếu tố trên thì bên mua có mua hàng của các đơn vị có chức năng xuất hóa đơn để hạch toán vào chi phí được trừ vẫn phải có hóa đơn.
——————————————————————————
Câu hỏi số 5. Mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn. Ví dụ như thuê nhà của cá nhân….thanh toán mỗi lần từ 20trđ trở lên có phải thanh toán bằng chuyển khoản không?
Câu hỏi số 6. Xuất bán hàng cho khách hàng có giá trị hóa đơn trên 20trđ có được thu bằng tiền mặt hay không?
Theo quy định tại khoản 2, điều 6, TT 78/2014 thì ‘’ Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt’’
=> Do đó, quy định thanh toán không dùng tiền mặt gắn với hóa đơn. Không có hóa đơn thì điều kiện này không có giá trị.
=> Quy định trên quy định đối với bên mua, do đó không ảnh hưởng gì tới việc ghi nhận nghiệp vụ bán hàng của bên bán
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911