5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Với việc phát triển đáng kể của chuyển đổi cơ cấu từ Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ-con và mô hình tập đoàn tại Việt Nam kể từ năm 2003, buộc yêu cầu chuẩn mực báo cáo tài chính ra đời. Đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của kế toán, phòng tài chính cần nâng cấp thêm 1 bậc. Đó chính là thiết lập Báo cáo tái chính Hợp nhất 1 cách chuẩn mực, nhanh chóng mà vẫn chi tiết. Mặc dù quy định hợp nhất có hiệu lực được gần 10 năm, nhưng phòng tài chính nói chung và kế toán nói riêng, mỗi khi thực hiện trên Báo cáo tái chính Hợp nhất tổng vẫn gặp 4 vấn đề phổ biến sau:
Rõ ràng, Kết quả cuối cùng của Báo cáo tài chính Hợp nhất chính là căn cứ tối thượng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động đầu tư trong tương lai. Nên, chỉ cần gặp phải 1 trong 4 vấn đề trên có thể khiến kế toán trình lên sếp tổng 1 bản báo cáo chênh lệch số liệu, thuyết minh không rõ ràng. Và khi xảy ra kết quả không mong muốn, kế toán là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình lập Báo cáo tài chính Hợp nhất, kế toán trước tiên cần nắm chắc: Khái niệm, mục đích, cách lập Báo cáo tài chính Hợp nhất và các phần mềm hỗ trợ lập Báo cáo tài chính.
Vậy, BCTC hợp nhất là gì? BCTC hợp nhất khác gì với BCTC riêng lẻ? Quy trình, Nguyên tắc lập BCTC hợp nhất là gì? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về BCTC hợp nhất.
Theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC.Báo cáo tài chính hợp nhất là: “ Báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp”. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Theo IFRS Báo cáo tài chính Hợp nhất được định nghĩa“ Là việc thay thế 1 khoản mục đầu tư trên BCĐKT của 1 doanh nghiệp bằng phần VCSH của 1 công ty hợp nhất. Theo bản chất và công ty bị hợp nhất, việc thay thế này có thể mang những thể thức khác nhau”.
Hiện nay IFRS được coi là quy chuẩn chung cho cả thế giới cùng thực hiện. Tuy nhiên đối với VN có sự điều chỉnh nhất định, giúp phù hợp với văn bản báo cáo, hệ thống tài chính doanh nghiệp hình thành từ trước đến nay.
Và để làm cho báo cáo có tính thống nhất, tránh bị nhầm lẫn, Bộ tài chính cũng đã quy định những điểm khác biệt rõ ràng giữa Báo cáo tài chính riêng lẻ và Báo cáo tài chính hợp nhất, yêu cầu kế toán phải nắm bắt, phân biệt kịp thời.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở 2 chỉ số mà chỉ tồn tại ở báo cáo tài chính hợp nhất, đó chính là lợi thế thương mại ở phần tài sản và lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn. Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con.
Lợi thế thương mại: là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.
Lợi ích của cổ đông thiểu số: lợi ích của cổ đông thiểu số được định nghĩa là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con. Phần III, sẽ giải thích cụ thể cách tính lợi ích cổ đông thiểu số.
Báo cáo tài chính theo đúng quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, 133/2016/TT-BTC: https://vbpq.mof.gov.vn/Detail?contentType=LegalDocument&id=40285&tab=99 .
Tóm lại: Sự khác biệt chính giữa báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ phụ thuộc vào cách trình bày BCĐKT. Nhiều tổ chức quy mô lớn sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối năm do theo yêu cầu của pháp luật nếu tỷ lệ sở hữu vượt quá 50%.
Nhằm đảm bảo kết quả của toàn các bộ công ty hình thành trên 1 thực thể duy nhất, hằng năm Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (“IASB”) ban hành các sửa đổi và chuẩn mực kế toán mới với các ảnh hưởng trọng yếu tiềm tàng đối với việc trình bày thông tin đầy đủ trên báo cáo tài chính. Hiện tại, Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế 10 (IFRS 10) đang là chuẩn mực được lưu hành rộng rãi và sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, VAS 25 được coi là kim chỉ nam hợp nhất cho các tập đoàn.
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế 10 Báo cáo Tài chính Hợp nhất (IFRS 10 mới nhất) được quy định tại đoạn 1 – 33 và Phụ lục A – D . Tất cả các đoạn văn đều có thẩm quyền ngang nhau.Theo, IFRS 10, có những ưu điểm nổi trội như sau:
Theo IFRS 10 yêu cầu ghi nhận riêng tài sản không xác định và lợi thế thương mại. Theo đó tài sản ko xác định đc ghi nhận nếu nó mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai và chi phí của nó được xác định 1 cách đáng tin cậy. Vì vậy đối với kế toán làm cho doanh nghiệp nước ngoài, hoặc các kế toán Việt Nam đang làm trong big 4 cần phải thực hiện nhiều bút toán hơn so với IFRS 3 trước kia.
Cũng theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế 10 Báo cáo Tài chính Hợp nhất (IFRS 10 mới nhất)
Tải sản và công nợ được tính bằng tổng của:
i,Giá trị hợp lý tài sản và công nợ xác định được mua tính tại ngày diễn ra trao đổi trong phạm vi sở hữu của doanh nghiệp mua;
ii, Lợi ích cổ đông thiểu số trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần công ty bị mua.
Vì vậy, theo phương pháp này:
Lợi ích cổ đông thiểu số = Giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con * tỷ lệ nhắm giữ trong vốn chủ sở hữu của công ty con.
Ví dụ: Công ty M sở hữu 80% cổ phiếu của công ty con F1 tại ngày 31/12/N. M thực hiện quyền kiểm soát độc quyền độc quyền công ty con F1. BCĐKT 2 công ty như sau:
Phân bổ lợi ích cho công ty mẹ và lợi ích cổ đông thiểu số:
Việc phân bổ VCSH và kết quả cho lợi ích công ty mẹ (80%) và lợi ích cổ đông thiểu số (20%) cho thấy rõ từng phần sở hữu 2 đối tượng trong BCĐKT hợp nhất.
IFRS yêu cầu lợi thế thương mại = Giá phí – Tổng tài sản luỹ kế.
Do đó lợi thế thương mại không được khấu hao, thay vào đó hằng năm -hải đánh giá lại tổn thất tài sản.
Xem chi tiết chuẩn mực BCTC Hợp nhất theo IFRS tại link chính thức: https://www.ifrs.org/issued-standards/list-of-standards/ifrs-10-consolidated-financial-statements/#standard
Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ các chuẩn mực chung tại Điều 10 Thông tư 202/2014/TT-BTC, có những điểm cần lưu ý sau:
Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận, các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.
Phải được trình bày trong mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, và trình bày riêng biệt với khoản mục vốn chủ sở hữu của công ty mẹ. Điều này khác biệt với IFRS 10 quy định lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày thành một chỉ tiêu riêng nằm trong phần vốn chủ sở hữu.
Về bản chất, cổ đông không kiểm soát vẫn là cổ đông của công ty con và cổ đông của tập đoàn nên toàn bộ phần sở hữu của cổ đông cần phải được trình bày là một khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu. Có thể thấy rằng, quy định của VAS 25 là chưa thực sự phù hợp với bản chất và thông lệ quốc tế hiện hành IFRS. Tuy nhiên, hiện nay đa số tập đoàn vẫn đang thực hiện theo chuẩn mực VAS 25 để đảm bảo tuân thủ quy định Bộ tài chính.
Xem cụ thể quy định VAS 25 tại website: http://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn
Một khi xác định được đúng khái niệm, chuẩn mực Báo cáo tài chính hợp nhất. Kế toán cần lựa chọn chính xác phương pháp lập Báo cáo tài chính , để có tầm nhìn rộng hơn về tình hình tài sản, tình trạng tài chính, cũng như kết quả của toàn các bộ công ty hình thành trên 1 thực thể hợp nhất, duy nhất. Thông thường, có 3 phương pháp lập Báo cáo tài chính căn bản:
Ví dụ: Công ty M sở hữu 80% cổ phiếu của công ty con F1 tại ngày 31/12/N. M thực hiện quyền kiểm soát độc quyền độc quyền công ty con F1. ( Giống như ví dụ 3.1).
Vậy, tổng hợp các nghiệp vụ hợp nhất:
Với các thao tác như trên thì toàn bộ tài sản, nguồn vốn của công ty mẹ và công ty con thể hiện rõ trên BCĐKT hợp nhất. Từ đây, toàn bộ tài sản, VCSH và lợi ích của cổ đông thiểu số sẽ nhanh chóng được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất .
=> Xem chi tiết bài tập và lý thuyết của 2 phương pháp lập Báo cáo tài chính Hợp nhất còn lại tại link: https://taca.edu.vn/phuong-phap-hop-nhat-bao-cao-tai-chinh/
Đối với quy trình hợp nhất, trên nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu của TACA, quy trình chuẩn của 1 Báo cáo tài chính Hợp nhất gồm 4 bước: ĐỒNG HÓA, KẾT HỢP, LOẠI TRỪ VÀ PHÂN BỔ CHỦ SỞ HỮU.
4.1. Đồng hoá:
Để làm cho báo cáo có tính thống nhất, dễ hiểu, giai đoạn đồng hóa là cực kỳ quan trọng, -hoà tan sự khác nhau trong 1 thực thể hợp nhất. Như vậy:
Ví dụ: Công ty F1 khi tham gia vào quá trình hợp nhất có 1 khoản dự phòng 300 trong đó 100 được lập trong năm N. Để xử lý khoản dự phòng này cần loại trừ như sau:
BCĐKT: Trước khi xử lý và sau khi xử lý.
4.2. Kết hợp:
Ví dụ:
( Ảnh cần design)
4.3. Loại trừ các nghiệp vụ nội bộ
Loại trừ các nghiệp vụ nội bộ là giai đoạn thứ 3 của quá trình hợp nhất báo cáo tài chính. Đây là bước không thể thiếu, nếu không tài sản và nguồn vốn sẽ bị tăng một cách giả tạo. Đồng nghĩa với việc, kết quả không phản ánh lợi nhuận thực sự. Cụ thể, 4 khoản loại trừ mà kế toán không thể bỏ qua, đó là:
4.4. Phân bổ vốn chủ sở hữu
Giai đoạn cuối cùng và cũng là trung tâm của quá trình hợp nhất – Phân bổ vốn chủ sở hữu. Giai đoạn này thường được chia thành 2 bước nhỏ:
Việc phân bổ vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào phương pháp hợp nhất đã được sử dụng bên trên.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
=> Xem thêm chi tiết quy trình 4 bước lập BCTC Hợp nhất: https://taca.edu.vn/quy-trinh-hop-nhat-bao-cao-tai-chinh-4-buoc/
Căn cứ theo Điều 10, Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định những nguyên tắc chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất thì có 16 nguyên tắc lập BCTC hợp nhất.
=> Xem chi tiết 16 nguyên tắc hợp nhất BCTC tại đây: https://taca.edu.vn/16-nguyen-tac-phai-nam-ro-khi-lap-bctc-hop-nhat/
Thấu hiểu những vất vả trong phương pháp và quy trình thực hiện lập BCTC Hợp nhất. TACA tâm huyết mang đến PHẦN MỀM CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT, giúp cho kế toán và chủ doanh nghiệp:
Phần mềm BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT hợp nhất từ chi tiết thay vì số tổng, Hợp nhất tự động thay vì thủ công.
Có thể thấy, Hợp nhất BCTC nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất trong từng tập đoàn, từng doanh nghiệp lại gặp phải những tình huống oái oăm riêng. Việc lập BCTC Hợp nhất, không chỉ cần sự linh hoạt, thống nhất mà cần nắm rõ bản chất hợp nhất từ đầu. Thấu hiểu điều này, TACA tâm huyết mang đến Khóa học “Hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất” nhằm trang bị, cập nhật cho học viên các kiến thức và kỹ năng về quy trình, phương pháp và quy định hiện hành về việc lập BCTC tập đoàn.
Đồng thời, khóa học cũng sẽ mang đến học viên những tình huống chia sẻ thực tế tại doanh nghiệp, qua đó giúp người học có thể hiểu thấu đáo và triển khai công việc hiệu quả. Sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ có thể:
Xem chi tiết giảng viên, lịch học tại: https://taca.edu.vn/khoa-hoc-huong-dan-lap-bao-cao-tai-chinh-hop-nhat/
Hãy để việc lập Báo cáo tài chính Hợp nhất trở thành hệ thống được lập trình từ kiến thức của bạn. Hãy để nhóm chuyên gia đầu ngành sẽ truyền thụ hết cho bạn những công cụ thực chiến bạn sắp nhận được trong khóa học này. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn thực hiện bước nhảy vọt trong sự nghiệp.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911