Cách tính quyết toán thuế thu nhập cá nhân là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động cũng như các doanh nghiệp, tổ chức. Quy trình tính toán thuế TNCN như thế nào? Công thức nào là đơn giản nhất để tính quyết toán thuế TNCN? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời phù hợp nhất.
Quyết toán thuế TNCN là hình thức kiểm tra và rà soát lại thu nhập đã có được, sau đó sẽ tính phần thuế TNCN cần phải nộp cho ngân sách nhà nước dựa theo mức thu nhập và hoàn cảnh gia đình.
Hình thức quyết toán thuế TNCN có thể được thực hiện bởi cá nhân người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức mà người lao động đang làm việc. Mức thuế TNCN cần phải nộp được tính trên khả năng tài chính của người nộp, do đó sẽ có các mức thuế khác nhau ở mỗi người.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện khai quyết toán thuế hoặc thực hiện thay cho cá nhân có ủy quyền là các cơ sở kinh doanh, tổ chức trả thu nhập chịu thuế bằng tiền lương, tiền công mà không phân biệt giữa có và không phát sinh khấu trừ thuế.
Dù trong một năm doanh nghiệp hoạt động không phát sinh số thuế TNCN, chỉ cần có thực hiện việc trả thu nhập chịu thuế cho cá nhân trong công ty thì đều phải viết tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp vào đầu năm sau.
Người lao động là cá nhân có cư trú hợp pháp tại Việt Nam, sinh sống tại đây trong khoảng thời gian liên tục, có hoặc không ký hợp đồng lao động và được nhận tiền công, tiền lương không thuộc phần ủy quyền quyết toán thuế TNCN thì cần tự thực hiện tờ khai với cơ quan thuế.
Trường hợp người lao động phải nộp tiền thuế TNCN thì bắt buộc phải kê khai quyết toán thuế TNCN.
Trường hợp người lao động nộp thuế TNCN bị dư và muốn được hoàn trả hay bù trừ cho kỳ khai thuế sau thì có thể làm tờ khai quyết toán.
Các trường hợp thuộc về hoàn cảnh sống như cá nhân cư trú mắc bệnh hiểm nghèo, gặp tai nạn, thiên tai được nhận thu nhập thuộc diện xét giảm thuế của nhà nước sẽ cần làm tờ khai quyết toán thuế TNCN.
Người lao động là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng lao động tại Việt Nam đều phải thực hiện quyết toán thuế TNCN trước khi xuất cảnh.
Người lao động đã nộp đủ số tiền thuế TNCN trong năm.
Nếu người lao động có số thuế cần nộp thêm từ 50.000 đồng trở xuống của từng năm sau quyết toán thì không cần làm tờ khai quyết toán.
Người lao động có số tiền thuế cần nộp ít hơn số thuế đã tạm nộp mà không nhận được yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế sau từ cơ quan.
Người lao động có thu nhập từ hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và có thu nhập khác ít hơn 10 triệu đồng/tháng, đã được khấu trừ thuế TNCN với tỷ lệ 10% thì không cần làm tờ khai quyết toán nếu không có yêu cầu từ cơ quan thuế.
Người lao động được doanh nghiệp mua bảo hiểm nhân thọ hoặc các gói bảo hiểm không bắt buộc khác và được doanh nghiệp khấu trừ thuế TNCN 10% trên khoản phí bảo hiểm đó thì không cần thực hiện thêm quyết toán thuế TNCN.
Người lao động có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng tại doanh nghiệp và có thu nhập vào thời điểm doanh nghiệp thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN.
Người lao động có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng tại doanh nghiệp và có thu nhập tại đây đồng thời cũng có thu nhập khác dưới 10 triệu đồng, đã được khấu trừ thuế TNCN 10% và không có yêu cầu quyết toán từ cơ quan thuế.
Trường hợp khác như cá nhân thay đổi doanh nghiệp, tổ chức làm việc trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới phải thực hiện quyết toán thuế đối với phần thu nhập của cả tổ chức cũ và mới theo ủy quyền của cá nhân.
– Người lao động là cá nhân chưa đăng ký mã số thuế.
– Người lao động ký hợp đồng lao động ít hơn 3 tháng hoặc không ký.
– Người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng và ký ở nhiều nơi.
– Người lao động có thu nhập khác với mức thu nhập nhiều hơn 10 triệu đồng/tháng hoặc mức thu nhập chưa được khấu trừ thuế TNCN 10%.
– Người lao động đã được doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
– Người lao động là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện giảm thuế của nhà nước.
Một số điều cần lưu ý:
– Doanh nghiệp, tổ chức chỉ nhận ủy quyền quyết toán đối với phần thu nhập mà người lao động nhận được từ doanh nghiệp không có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức.
– Người lao động được doanh nghiệp mua bảo hiểm không bắt buộc đã có khấu trừ thuế TNCN 10% thì không cần kê khai quyết toán với khoản thu nhập này.
– Nếu doanh nghiệp có số lượng lớn cá nhân yêu cầu ủy quyền quyết toán thì có thể tạo danh sách có đầy đủ nội dung đảm bảo tính minh bạch của cá nhân ủy quyền.
– Nếu doanh nghiệp quyết toán thuế cho cá nhân không đủ điều kiện ủy quyền thì cần cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để họ trực tiếp đến cơ quan thuế.
Thuế TNCN cần nộp = Thuế suất x Thu nhập tính thuế
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Đầu tiên người lao động cần xác định đúng đối tượng nộp thuế. Mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có cách tính thuế khác nhau như sau:
– Hướng dẫn chi tiết quy trình tính thuế TNCN:
Trên đây là những chia sẻ cụ thể về cách tính quyết toán TNCN mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng những thông tin mà Học viện TACA mang đến sẽ hữu ích và giúp cho bạn thực hiện đúng với các yêu cầu của cơ quan thuế.
Xem thêm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911