Hạch toán hoàn thuế GTGT là một trong những nghiệp vụ cơ bản cần phải nắm rõ khi làm việc trong lĩnh vực kế toán thuế. Hạch toán hoàn thuế GTGT có những quy định và điều kiện riêng biệt như thế nào? Cùng xem chi tiết thông tin qua bài viết dưới đây.
Hoàn thuế GTGT là một khoản thuế mà ngân sách nhà nước trả lại cho người nộp thuế như các tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ sau khi họ đã nộp đủ.
Số tiền trả lại cho người nộp thuế là số tiền thuế đầu vào mà họ đã trả khi mua hàng tại các đơn vị kinh doanh chưa có khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc đó là những tổ chức, đơn vị không thuộc diện chịu thuế.
Căn cứ theo quy định của Pháp luật hiện hành, các đối tượng muốn được hoàn thuế GTGT phải có đủ những điều kiện sau:
– Nếu là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thì phải có giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc có quyết định thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đều phải có con dấu đúng với quy định pháp luật, sổ, chứng từ kế toán được lập và lưu giữ phải đúng với quy định của pháp luật về ngành kế toán.
– Đơn vị kinh doanh phải là cơ sở thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
– Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phải theo đúng mã số thuế của đơn vị kinh doanh.
Một điều cần lưu ý trong điều kiện để được hoàn thuế GTGT là nếu các tổ chức, đơn vị kinh doanh đã thực hiện đề nghị hoàn thuế trong Tờ khai thuế GTGT thì sẽ không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo.
Xem thêm: Chi tiết nghiệp vụ hạch toán hoàn thuế GTGT
Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thuộc diện nộp thuế tính theo phương pháp khấu trừ khi xuất hóa đơn GTGT thì kế toán phải phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa tính thuế GTGT. Thuế GTGT phải nộp cần được tách biệt tại thời điểm xuất hóa đơn. Các tài khoản kế toán sử dụng trong trường hợp này là:
– Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).
– Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT).
– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Theo định kỳ, kế toán sẽ tính và xác định số thuế GTGT đã khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Các tài khoản kế toán sẽ sử dụng gồm có:
– Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
– Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có 2 phương pháp ghi sổ mà kế toán có thể thực hiện:
Phương pháp 1: Khi xuất hóa đơn, tách riêng số thuế GTGT phải nộp, các bước tiếp theo trong nghiệp vụ hạch toán hoàn thuế GTGT sẽ thực hiện theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp 2: Kế toán ghi nhận doanh thu tính luôn thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Thời gian định kỳ khi kế toán xác định số thuế GTGT phải nộp cần ghi lại phần giảm doanh thu, thu nhập tương ứng. Các tài khoản kế toán sử dụng cho phương pháp này là:
– Nợ các TK 511, 515, 711.
– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Xem thêm: Hướng dẫn 9 bước kê khai hoàn thuế thu nhập cá nhân online đơn giản
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Có các TK 111, 112,…
Nếu các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có hành động nhập khẩu tài sản cố định, hàng hóa, vật tư thì kế toán phải xác định tổng số tiền cần thanh toán, giá trị của tài sản cố định, hàng hóa, vật tư nhập khẩu (chưa tính thuế GTGT hàng nhập khẩu) và số thuế nhập khẩu phải nộp. Tài khoản kế toán sử dụng cho trường hợp này là:
– Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
– Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333).
– Có các TK 111, 112, 331,…
Có 2 trường hợp phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu mà kế toán cần xác định:
Trường hợp 1: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được khấu trừ, các tài khoản kế toán được sử dụng là:
– Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
Trường hợp 2: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải tính vào giá trị tài sản cố định, hàng hóa, vật tư nhập khẩu không được khấu trừ thì kế toán sử dụng các tài khoản:
– Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
Có 2 trường hợp cần tính GTGT cho hàng nhập khẩu áp dụng cho bên giao ủy thác:
Trường hợp 1: Bên giao ủy thác khi có thông báo nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác thì cần ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp theo phương pháp khấu trừ, sử dụng các tài khoản kế toán:
– Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
Trường hợp 2: Bên giao ủy thác khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước từ bên nhận ủy thác thì cần thực hiện phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế GTGT của hàng nhập khẩu, sử dụng các tài khoản kế toán:
– Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác).
– Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác).
– Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu).
Bên giao ủy thác không nhận được phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp từ bên nhận ủy thác thì bên nhận ủy thác chỉ cần ghi nhận số thuế đã nộp hộ cho bên giao ủy thác, sử dụng các tài khoản kế toán:
– Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ).
– Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác).
– Có các TK 111, 112.
Khi tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thuộc diện được giảm thuế GTGT phải nộp, kế toán sẽ ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào mục thu nhập khác, sử dụng các tài khoản kế toán:
– Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp).
– Nợ các TK 111, 112 – Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền.
– Có TK 711 – Thu nhập khác.
Khi tổ chức, doanh nghiệp đơn vị kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế GTGT do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra theo pháp luật quy định, kế toán sử dụng các tài khoản:
– Nợ các TK 111, 112.
– Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Kế toán dựa vào quyết định truy thu hạch toán và sử dụng các tài khoản sau để phản ánh:
– Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Để xác định xem tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có đủ điều kiện để khấu trừ thuế GTGT hay không, kế toán cần kiểm tra danh sách các chứng từ sau đây:
Tờ khai hải quan nhập khẩu và các hợp đồng có liên quan.
Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu (có 1 trong 2 loại):
– Giấy xác nhận nộp tiền cho ngân sách nhà nước.
– Biên lai nộp thuế tại Cảng.
Chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh:
– Giấy báo nợ.
– Sổ phụ ngân hàng.
– Ủy nhiệm chi.
Bài viết trên đã kiến thức về những điều kiện cũng như các lưu ý mà bạn cần nắm rõ khi thực hiện nghiệp vụ hạch toán hoàn thuế GTGT. Hy vọng những chia sẻ mà Học viện TACA cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngành nghề kế toán thuế.
Tham khảo các khóa học:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911