Doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất các sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì đều sẽ phải nộp thuế theo quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó, thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được hoàn lại tuỳ vào từng trường hợp. Vậy thuế thu nhập của doanh nghiệp có được hoàn lại hay không? Hãy cùng tìm hiểu về hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp với Học Viện TACA thông qua bài viết ngay sau đây.
Theo như quy định của Luật Doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp và các khoản thu nhập khác.
Thu nhập khác ở đây tức là bao gồm những thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn; thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng các dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê hay thanh lý tài sản; thu nhập từ tiền lãi đã gửi, lãi cho vay vốn,…
Hiện nay khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản đây là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp ở trong tương lai tính trên các khoản mức chênh lệch tạm thời cần chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Hoặc cũng có thể hiểu theo một cách khác thì đây là thuế thu nhập mà doanh nghiệp sẽ cần phải nộp do bị hoàn lại, ở các kỳ kế toán tiếp theo
Tại Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC, các trường hợp sau đây sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Điều kiện đủ để được hoàn thuế GTGT với những cơ sở kinh doanh hoặc các dự án tìm kiếm và phát triển mỏ dầu khí đang ở giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động chính thức là số thuế GTGT lũy kế của dịch vụ, hàng hóa mua vào để sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu trở lên, bên cạnh đó thuộc các trường hợp:
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài
Các dự án đầu tư muốn được hoàn thuế GTGT phải là các cơ sở kinh doanh đang hoạt động và nằm trong đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; tiến hành kê khai riêng với những dự án đầu tư và kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư nhằm bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động SXKD đang diễn ra đối với các dự án đầu tư ở cùng tỉnh/thành phố đang trong giai đoạn đầu tư. Hay nếu dự án đầu tư khác tỉnh/thành phố trực thuộc TW thì phải đang ở giai đoạn đầu tư, chưa được đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế.
Số thuế GTGT sẽ được kết chuyển của dự án tối đa bằng số thuế GTGT cần nộp của hoạt động SXKD trong kỳ của cơ sở kinh doanh đó. Sau khi đã bù trừ, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho các dự án đầu tư, trong trường hợp dưới 300 triệu đồng sẽ được kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư ở các kỳ kê khai tiếp theo.
Quy định này không áp dụng cho dự án xây dựng nhà để bán hay cho thuê mà không hình thành tài sản cố định.
Xem thêm: Chi tiết nghiệp vụ hạch toán hoàn thuế GTGT
Các cơ sở kinh doanh sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ từ 300 triệu trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng hoặc quý (tùy thuộc vào thời hạn nộp thuế); trường hợp trong tháng hoặc quý đó số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ mà nhỏ hơn 300 triệu thì sẽ được khấu trừ vào tháng/quý tiếp theo.
Các cơ sở kinh doanh vừa có sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu, vừa có sản phẩm, dịch vụ buôn bán trong nước thì cần hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu. Nếu trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào này sẽ được xác định theo tỷ lệ là doanh thu của sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu của các kỳ khai thuế GTGT (sẽ được tính từ kỳ khai thuế ngay sau kỳ hoàn thuế liền trước, cho đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại).
Các cơ sở kinh doanh sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ở trường hợp này, thuế được hoàn lại là số thuế GTGT đã nộp thừa hoặc đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Nếu trong giai đoạn đầu tư cơ sở kinh doanh chưa đi vào hoạt động nhưng lại giải thể hay phá sản mà chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra trong hoạt động kinh doanh chính thì chưa cần điều chỉnh lại số thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Những cơ sở kinh doanh phải có nghĩa vụ là thông báo với cơ quan Chi cục Thuế quản lý trực tiếp về tình trạng giải thể hoặc phá sản theo quy định. Trong trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì sẽ không phải điều chỉnh số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản được bán ra.
Khi không giải quyết hoàn thuế với số thuế GTGT chưa được hoàn trong trường hợp là cơ sở kinh doanh khi đã làm đầy đủ thủ tục giải thể hoặc phá sản. Số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo những quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế.
Đối với những dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại hay các tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo từ nước ngoài thì được hoàn lại số thuế GTGT đã dùng để mua các sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam nhằm sử dụng cho chương trình, dự án.
Bài viết trên Học viện TACA đã cung cấp những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về khái niệm hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ mới mẻ và hữu ích trên sẽ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Tham khảo các khóa học:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911