Kinh nghiệm ôn thi đại lý thuế như thế nào để chắc chắn đậu ngay trong kì thi đầu tiên? Chỉ còn 3 ngày nữa, hơn 1.000 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi vô cùng khắc nghiệt của nghề – Kỳ thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế (Đại lý thuế). Tính khắc nghiệt của kỳ thi được thể hiện ở các vấn đề:
- Không có tài liệu dành riêng cho việc ôn luyện, việc ôn luyện của các thí sinh chủ yếu dựa vào các thông tư;
- Thí sinh dự thi là những người đã, đang đi làm nên bị hạn chế về kỹ năng làm bài thi, hạn chế về thời gian ôn luyện.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để Ôn thi Đại lý thuế hiệu quả? Để chuẩn bị tốt nhất về tâm lý trước khi vào phòng thi. Sau đây, Học viện TACA xin chia sẻ tới các bạn những Kinh nghiệm ôn thi đại lý thuế thực tế rất cần cho các thí sinh.
Về kiến thức:
Kinh nghiệm Các bước chuẩn bị kiến thức hiệu quả cho bất cứ một kỳ thi
Giai đoạn xác định khối lượng kiến thức cần đạt được:
Căn cứ vào mục tiêu đặt ra trước kỳ thi, căn cứ vào đề thi của các năm trước. Các bạn sẽ xác định được khối lượng kiến thức cần thiết phải trang bị để có thể đạt được mục tiêu đó.
Giai đoạn tiếp thu kiến thức:
Trong giai đoạn này, các bạn cần xác định được thời gian và phân bổ thời gian để hoàn thành khối lượng công việc đã được xác định ở giai đoạn trên. Để tiếp thu được lượng kiến thức nhiều nhất trong 1 khoảng thời gian ngắn, các bạn cần có 1 phương pháp học cho riêng mình. Một phương pháp học thông tư thuế đem lại hiệu quả nhất là học từ bản chất, từ tư tưởng làm luật.
Trong giai đoạn này, hãy thu thập kiến thức và luyện đề
Từ cấu trúc đề thi đại lý thuế, các bạn tập trung ôn phần kiến thức theo dạng đề thi. Sau đó luyện đề.
Quan trọng nhất của phần này là các bạn tìm được Bộ đề hoàn chỉnh theo form đề thi để làm và học cách thức trình bày 1 cách khoa học.
– Cách học hiệu quả là nắm từ khóa của các quy định trong luật và tổng hợp theo sơ đồ tư duy.
Ngoài ra, việc học nhóm sẽ giúp các bạn rất tốt, giúp các bạn bổ sung cho nhau những vấn đề còn khiếm khuyết.
– Cách làm bài cần tập trung vào phương pháp kẻ bảng (lưu ý bám vào tờ khai thuế để kẻ bảng cho phù hợp)
Giai đoạn tổng quan lại kiến thức trước thi:
Giai đoạn này được thực hiện trước kỳ thi vài ngày. Khi tổng hợp kiến thức, sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các kiến thức đã được trang bị ở giai đoạn trước. Một lưu ý là trong giai đoạn này, các bạn không nên ôm đồm học thêm kiến thức mới. Do việc đó có thể khiến các bạn bị hoang mang, lo lắng, dẫn tới tâm lý trước thi bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới kết quả thi.
Việc SƠ ĐỒ HOÁ thông qua các KEY quan trọng là 1 cách thức giúp các bạn thực hiện giai đoạn này 1 cách tốt nhất.
Kiến thức có trong đề thi đại lý thuế:
Phần lý thuyết trong đề thi đại lý thuế
Thường sẽ là 30 hoặc 40 câu hỏi trắc nghiệm với tổng điểm từ 1,5 tới 2đ. Hoặc sẽ là 2 câu hỏi viết dạng tự luận.
Phần này, kiến thức tương đối rộng. Trải từ Hóa đơn chứng từ, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, luật quản lý thuế, thuế nhà thầu…..do đó, để học hết và hoàn thành tối đa điểm số là hoàn toàn khó cho các bạn.
Nên kinh nghiệm là tập trung ôn vào 4 mục đầu để hoàn thành tối đa khoảng 80% tương đương 1,2-1,6đ là thành công.
Phần bài tập trong đề thi đại lý thuế
* Bài tập thuế GTGT (Từ 3-4đ)
Bài này, cấu trúc đề thi sẽ bao gồm:
– Nghiệp vụ mua vào, bán ra trong đó chắc chắn sẽ có đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế để các bạn phải tách riêng VAT đầu vào, phân bổ VAT dùng chung.
– Nghiệp vụ sai sót từ các kỳ trước kỳ này mới phát hiện ra để làm tờ khai bổ sung điều chỉnh
– Lập tờ khai thuế GTGT và tờ khai bổ sung điều chỉnh
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt khoảng 80%, tương đương 2,5 – 3,2 đ là hoàn thành.
* Bài tập thuế TNDN (2-3đ)
Bài này thường sẽ có 2 dạng:
– Dạng 1: Điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của kế toán về thu nhập tính thuế
Để làm được bài này, các bạn cần nắm rất chắc sự chênh lệch về việc ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế. Các bạn luôn phải đặt ra câu hỏi: Thuế ghi nhận thuế nào (DT, CP), kế toán hạch toán ra sao (DT, CP).
– Dạng 2: Tính số thuế TNDN phải nộp theo dạng bài xuôi.
Để làm tốt dạng bài này, các bạn cần nắm chắc được thời điểm xác định doanh thu (5 hoạt động) và điều kiện, nguyên tắc ghi nhận chi phí được trừ (điều 6, TT 78/2014).
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý, cần phải tách được doanh thu và chi phí cho từng hoạt động. Vì đề bài sẽ có doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các mức thuế suất thuế TNDN khác nhau.
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt khoảng 60%, tương đương 1,2-1,8 đ là hoàn thành.
* Bài tập thuế TNCN (thường từ 1-1,5đ)
Đây là 1 bài tập tương đối dễ dàng, vì dạng bài tập rất cơ bản, bao gồm:
– Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công: Có thể cho dạng trả lương Net hoặc Gross;
– Tính thuế TNCN từ 2-3 trong 9 khoản thu nhập còn lại. Phần này chỉ dừng lại ở nhớ công thức và nhớ các khoản thu nhập miễn thuế
Đối với bài này, các bạn đặt mục tiêu đạt 100%.
* Bài tập thuế TTĐB (thay thế cho bài thuế TNCN hoặc là 1 bài tập bổ sung)
Tính chất bài tập này cũng dừng lại ở mức rất cơ bản. Các bạn tập trung vào các đối tượng chịu thuế tương ứng với mức thuế suất là bao nhiêu; đối tượng không chịu thuế.
Kinh nghiệm ôn thi đại lý thuế và làm bài thi:
– Trước khi học nên đọc qua thông tư về thuế GTGT, TNDN, TNCN thì mình đọc lướt vì cũng ít va chạm nhất. Tất cả những đầu mục quan trọng, kết cấu trong thông tư đều được đánh dấu để xác định phần cần đọc kỹ, trọng tâm: ví dụ Điều 4 đối tượng chịu thuế gtgt, điều 5 các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế.., các đầu mục còn lại mình chỉ đọc cho biết.
Trong từng điều mình sẽ đọc kỹ và đánh dấu bút nhớ các từ khóa quan trọng, chủ chốt, từng trường hợp một nếu các bạn liên hệ được với thực tế công ty mình làm hoặc tìm hiểu thêm tự lấy các ví dụ sẽ tự mình ghi nhớ chứ không theo kiểu học vẹt, những cái nào khó hiểu mình sẽ ghi chú để hỏi thầy! Như thế là xong khâu chuẩn bị bài, trong buổi học sau khi thầy giảng mình ngẫm lại lần nữa là 2 lần, những cái chưa biết phải hỏi ngay và luôn, hỏi càng nhiều các bạn càng nhớ lâu! Xác định sau khi học xong lý thuyết mình phải cày và nhớ thì mới có căn cứ để làm bài tập.
– Phần bài tập có rất nhiều cách làm và trình bày khác nhau, nhưng cơ bản các bạn cần hiểu được bản chất vấn đề, trình bày bài theo tư duy logic để kiếm điểm một cách trọn vẹn nhất, mình thích nhất cách trình bày bài thuế GTGT có lẽ đây cũng là bài mình kiếm điểm tối đa. Khi làm bài tập các bạn vận dụng linh hoạt lý thuyết để tạo phản xạ tốt, gặp đề xác định được ngay chỉ viết và viết! Trong nhóm mình cũng là thành phần hay hỏi không giấu dốt mắc ở đâu mình hỏi ngay và bài tập thì ít khi để đến hôm sau!
Bài tập mỗi sắc thuế làm nhuần nhuyễn rồi khi vào đề tổng hợp các bạn tạo cho mình một tâm lý như đi thi, căn giờ tạo cho mình áp lực như ngồi trong phòng thi, làm bài một cách nghiêm túc nhất, xác định chiến lược làm bài. Mình chắc chắn và học kỹ GTGT nhất nên mình làm trước đầy đủ và hoàn chỉnh bài viết và các bảng biểu, thuế gtgt cũng là bài chiếm tỷ trọng điểm cao trong kỳ thi. TNCN là bài dễ kiếm điểm tiếp theo, cuối cùng là TNDN.
Kinh nghiệm về chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ trước khi vào phòng thi
Việc vào phòng thi mà máy tính bị hỏng, bút hết mực… sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bài thi. Có thể khiến thí sinh bị trượt một cách rất đáng tiếc. Vì vậy, các bạn không nên bỏ qua bước này. Những vật dụng cần thiết đều chuẩn bị gấp đôi phòng trường hợp hỏng. Cụ thể các dụng cụ cần thiết: Máy tính cầm tay, thước kẻ, bút chì, bút bi, tẩy, đồng hồ, dập ghim… Các dụng cụ trên các bạn nên chuẩn bị mỗi thứ ít nhất là 2 cái, tránh tình trạng bị hỏng trong lúc làm bài.
Tốt nhất, các bạn nên kiểm tra lại 1 lần trước khi đi thi và để tất cả trong 1 túi clear bag để tránh bị quên.
Kinh nghiệm về tâm lý trong phòng thi
Khi bước vào phòng thi, các thí sinh thường có tâm lý lo sợ. Tâm lý đó khiến kiến thức bị quên rất nhiều, đặc biệt là những kiến thức cơ bản nền tảng.
Các bạn nên chủ động tìm 1 giải pháp để giữ được bình tĩnh: hát 1 bài, nghĩ đơn giản hoá vấn đề thi cử, không đặt nặng quá vào kết quả chẳng hạn….
Khi vào phòng thi giám thị sẽ phát nháp trước, mình cố gắng ghi thật nhanh những gì mình khó nhớ hay bị nhầm ra giấy nháp (ghi nhỏ thôi nhé, cố gắng đừng để giám thị nhìn thấy không sẽ bị thu lại)
Một số thủ thuật mà mình thấy rất cần cho thí sinh để đạt điểm cao nhất:
- Khi giám thị phát giấy nháp đã có chữ ký, thí sinh viết toàn bộ kiến thức khó nhớ vào để trong lúc tập trung làm bài, có thể xem được luôn kiến thức;
- Khi làm 60 câu hỏi trắc nghiệm: Đọc kỹ từng câu để tránh bị LỪA 1 cách đáng tiếc, phân tích bản chất và chọn đáp án. Nếu như câu nào không biết, các thí sinh nên chọn phương án mà mình thấy hợp lý nhất và khoanh luôn để tiết kiệm thời gian.
- Khi làm bài tập:
Hầu hết các nghiệp vụ ở trong một bài tập lớn thường độc lập với nhau. Do đó, để đạt điểm nhiều nhất, các thí sinh sẽ làm mỗi bài tập lớn thành các tờ giấy thi độc lập nhau. Những nghiệp vụ dễ ở các bài tập lớn các bạn sẽ làm trước. Và chuyển bài khi hết nghiệp vụ dễ.
Ví dụ: Làm xong giả sử của thuế GTGT, và làm hết 5 nghiệp vụ dễ. Khi đó, các bạn lại tiếp tục chuyển sang làm như vậy đối với bài tập thuế TTĐB, TNDN và TNCN. Sau khi làm hết các nghiệp vụ dễ ở tất cả các bài, các bạn quay lại hoàn thiện nốt những phần khó của các bài 1 lần nữa. Và cứ tiếp diễn như vậy tới khi kết thúc thời gian làm bài thi.
Cách làm trên sẽ giúp các bạn 2 vấn đề:
+ Thứ nhất: Các bạn câu điểm được tối đa trong khả năng của mình.
+ Thứ hai: Giúp các bạn giữ được tâm lý rất tốt trong quá trình làm bài. Các bạn không bị ngợp trong đề thi.
- Khi kết thúc bài làm: Các bạn nên dành 10p trước khi kết thúc bài để đánh số trang, số tờ và kẹp lại theo thứ tự. Tránh tình trạng quên không nộp bài, bị thất lạc bài hoặc nộp nhầm nháp vào bài thi gây ra hậu quả đáng tiếc.
Quan trọng là, bạn hãy dặt mục tiêu thi đỗ trong kỳ thi đại lý thuế. Khi bạn đặt mục tiêu bạn phải định hình ra các điều kiện, nguồn lực hiện tại của mình như thế nào? Cụ thể mình có thể bố trí thời gian ôn tập làm bài, nghiền ngẫm kiến thức hay không? Bố trí sắp xếp thời gian ôn thi phù hợp theo từng giai đoạn ôn. Thời gian và ý chí quyết tâm là yếu tố quyết định thành bại của cuộc thi.
Thứ tiếp theo là chọn thầy, người hướng dẫn luyện thi phù hợp.
– Nếu các bạn tự ôn tập, thực sự cần một ý chí nỗ lực rất lớn, vì chỉ cần mình lười nhác một hôm tinh thần sẽ tụt rất nhanh và dễ bị trượt dài. Học nhóm là một cách thức hiệu quả để trao đổi thông tin và làm bài tập tiến bộ nhanh nhất.
– Mình không ôn theo kiểu nước rút mà học cho mình một nền tảng vững chắc, đơn giản mình nghĩ mình sẽ đỗ nếu có quyết tâm. Thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò tốt, tất cả đều đã được thể hiện ở kết quả thi:).
Những điều cấm kỵ trong phòng thi chứng chỉ đại lý thuế
Nhằm đảm bảo công bằng, tính kỷ luật thì trong bất cứ kỳ thi nào cũng có những quy định xử phạt khi thí sinh vi phạm trong lúc làm bài thi. Sau đây là những điều cấm kỵ thí sinh không được vi phạm trong lúc làm bài thi.
- Căn cứ pháp lý:
Khoản 4, Điều 13 Thông tư 117/2012/TT-BTC – “Xử lý vi phạm”.
2. Những vi phạm trong phòng thi
Thứ nhất: Đối với hành vi chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình
- Nếu vi phạm lần 1: Bị phạt cảnh cáo trước phòng thi
- Nếu vi phạm lần 2: Bị lập biên bản cảnh cáo. Đồng thời trừ 20% điểm của môn thi đó
- Nếu vi phạm lần 3: Bị lập biên bản đình chỉ môn thi và không công nhận kết quả của môn thi đó.
Thứ hai: Nếu thí sinh vi phạm một trong các hành vi sau:
- Nhận bài thi giải sẵn từ người khác. Dù chưa sử dụng hay đã sử dụng, nếu bị phát hiện đều là vi phạm.
- Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác.
- Nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác.
- Cố tình không nộp bài thi.
- Dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình.
- Mang tài liệu cả các vật dụng vào phòng thi kể cả sử dụng hoặc không sử dụng (trong thời gian từ khi phát hành đến hết giờ làm bài)
- Dùng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi, các phương tiện thu phát thông tin dưới hình thức nào (kể cả trong và ngoài phòng thi).
=> Nếu thí sinh vi phạm các hành vi trên sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả thi của cả kỳ.
Thứ ba: Đối với các hành vi sau đây:
- Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo.
- Gây rối làm mất trật tự an ninh khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi.
- Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.
=> Thí sinh vi phạm các hành vi trên sẽ bị hủy kết quả thi và cấm dự thi hai kỳ thi được tổ chức sau đó.
Đây là những vi phạm đã được quy định tại thông tư 117/2012/TT-BTC. Kinh nghiệm thi chứng chỉ đại lý thuế cho ta thấy kỳ thi. Do đó chúng ta cần phải học thật. Không thể trao đổi, chép bài, gian lận trong kỳ thi. Vì vậy các bạn cần nhớ kỹ những hành vi vi phạm để tránh mắc phải gây ra những hậu quả không đáng có trong kỳ thi.
Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi đại lý thuế từ thủ khoa
Trên đây là những kinh nghiệm ôn thi đại lý thuế làm bài thi thực tế đã đem lại hiệu quả. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi ĐẠI LÝ THUẾ năm nay.
Trân trọng,
TACA – KIẾN TẠO SỰ VƯỢT TRỘI