Phương pháp làm bài thi Đại Lý Thuế không bị mất điểm, bí quyết làm bài thi đạt điểm tối đa trong kỳ thi
Trong phần này sẽ giúp bạn làm rõ, trọng tâm kiến thức, thường xuất hiện trong kỳ thi Đại lý thuế, và cách học lý thuyết và luyện bài tập, sao cho hiệu quả nhất.
Đối với dạng câu hỏi này, đề sẽ yêu cầu đưa ra ví dụ minh họa, để đưa ra được ví dụ chuẩn xác, bạn nên căn cứ theo quy định để trả lời. Lưu ý, ví dụ minh họa cần dễ hiểu, tránh trường hợp đưa ra ví dụ lạc đề với yêu cầu của bài thi.
Ví dụ: Đề yêu cầu xác định nghĩa vụ thuế của một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cách giải quyết: Nếu bạn không nhớ mặt hàng nào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thì bạn có thể đưa ra ví dụ chung chung, như: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tránh trường hợp đưa ra ví dụ, khi mình không biết chuẩn xác về nó, như: Doanh nghiệp sản xuất ô tô, sản xuất quần áo, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi có mặt hàng ô tô chịu thuế, có mặt hàng không chịu, quần áo cũng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Vậy nên tùy vào trường hợp mình phải linh hoạt, cái nào không chắc thì mình khái quát nó lên, cái nào chắc thì mình nêu rõ ra.
Tiếp nữa, khi đưa ra số liệu minh họa thì mình nên đưa ra số đẹp nên là số chẵn, 10 triệu, 20 triệu. Hoặc thuế suất 10%, để giảm thiểu sai sót trong quá trình đưa ra ví dụ minh họa. Vì đối với thuế có những chỗ mình chỉ thiếu một vài chữ thôi thì nghĩa nó cũng khác hẳn rồi.
Về câu hỏi suy luận tổng hợp, phần này đòi hỏi sự hiểu biết kiến thức sâu của thí sinh. Dạng bài này, không chỉ hỏi dưới dạng lý thuyết mà còn kèm thêm một ý trong bài tập, thường đề sẽ yêu cầu mình căn cứ vào quy định để lập luận, phần này không cần học thuộc nhưng phải hiểu mới trả lời được.
Đặc biệt những dạng bài này được ôn luyện rất kỹ trong những buổi ôn thi Đại Lý Thuế tại TACA, kết hợp học lý thuyết kết hợp thực hành luyện đề và học nhóm bạn sẽ không lo mất điểm ở phần này.
Đây là dạng được yêu thích nhất, đó là xử lý tình huống thực tế. Vì mục đích chính của kỳ thi này không chỉ đào tạo những người có chứng chỉ hành nghề biết hoàn thành các thủ tục khai thuế, mà còn phải biết tư vấn cho khách hàng.
Ví dụ 1: Đề đưa ra một yêu cầu, doanh nghiệp X mua ô tô, hỏi là cần phải có những thông tin gì để xác định được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp Y chi tiền cho người lao động, hỏi làm thế nào để khoản tiền ấy được tính vào chi phí được trừ hoặc cần làm rõ thông tin gì?
Ví dụ 3: Doanh nghiệp A gia công hàng hóa cho doanh nghiệp B, hỏi nghĩa vụ của 2 bên là thế nào?
> Đây chính là những ví dụ về câu hỏi xử lý tình huống. Và cũng là phần những người làm thực tế ưa thích hơn là hỏi về học thuộc. Nhưng câu hỏi xử lý tình huống cũng phải biết cách trả lời thì mới được điểm.
Đây là phần khó nhất đó là hỏi về các sắc thuế liên quan. Ví dụ: Đề có thể hỏi liên kết giữa thuế “giá trị gia tăng” với thuế “tiêu thụ đặc biệt”, liên kết giữa thuế “giá trị gia tăng” với thuế “thu nhập doanh nghiệp”.
Một liên kết mà người ta hay hỏi là liên kết giữa thuế “thu nhập cá nhân” với thuế “thu nhập doanh nghiệp”. Phần này không chỉ yêu cầu mình am hiểu về một thuế mà còn am hiểu về các sắc thuế liên quan. Quan trọng nhất, bạn cần nhận diện được dạng câu hỏi để có dàn ý trình bày cho phù hợp.
Thông thường, sẽ khó nhận biết được thang điểm chính xác cho từng phần bài tập. Nhưng với thời gian 180 phút đề thi sẽ có 4 câu hỏi. Câu 1 lý thuyết thường 3 điểm, 3 câu còn lại là bài tập, trong đó có 1 phần liên quan đến khai thuế, 1 phần liên quan đến dạng kèm lý thuyết và xử lý tình huống phần này được 7 điểm.
Thường khi ôn luyện, chúng ta sẽ phải ôn tất cả các sắc thuế, nhưng bài tập tự luận thường sẽ rơi vào 4 thuế là chủ yếu. Dường như năm nào cũng có 3 thuế là GTGT, TNDN và TNCN. Còn thuế tiêu thụ đặc biệt đã từng có, nhưng không thường xuyên xuất hiện trong phần bài tập tự luận. Nhưng trong phần câu hỏi trắc nghiệm và các dạng bài tập nho nhỏ thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn sẽ xuất hiện.
Về phần bài tập, Thì có tính thuế và khai thuế, thông thường, bài tập thuế TNCN, thường không yêu cầu khai, mà yêu cầu tính, vì thường một cá nhân, sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Mỗi một loại thu nhập thì khai khác nhau. Nhưng, thường đề thi sẽ hỏi bao quát như: khoản nào tự khai tự nộp, khoản nào bị khấu trừ tại nguồn. Vì vậy, cái quan trọng là, phải xác định được đúng thuế, để trả lời cho chuẩn xác. Cho đến nay, chưa thấy yêu cầu, thực hành khai trong bài thi.
Còn 2 thuế là, thuế GTGT, và thuế TNDN, thông thường, trong bài thi, nếu yêu cầu khai thuế GTGT rồi, thì sẽ không yêu cầu khai thuế TNDN, chỉ khai một trong hai thuế đấy thôi, vì thời gian, chỉ giới hạn trong 180 phút, các kỳ thi trước đây, phần bài tập về, khai thuế TNDN, cực kỳ khủng. Rất nhiều người, bập ngay vào thuế TNDN, và khi ngẩng mặt lên, thì gần hết giờ, kết quả, là không có đỗ được, bởi vì không biết, phân bổ thời gian làm bài.
Thường bài nào, không khai thuế, thì được 2 điểm, còn bài nào, có liên quan tới khai thuế, thì được thêm 1 điểm, phần bài tập tự luận, sẽ được 7 điểm, trong đó, một câu 3 điểm, và hai câu 2 điểm. Nếu, câu nào quá dài, mà mình bị đắm, quá lâu vào câu đấy, thì tối đa, nó cũng chỉ được ngần ấy điểm thôi. Cho nên, rất nhiều người, làm bài rất tốt, nhưng, thi vẫn mãi không có được, chứng chỉ đại lý thuế trên tay.
Thi trượt, không phải do “vận đen”, mà vì đa số, chúng ta, chưa có kỹ năng làm bài. Nếu, đã đi thi, là phải biết cách làm bài, luyện đề, tự luyện hoặc đi học. Nếu không thì rất khó, vượt qua được kỳ thi này.
Trên đây, là phần 1 của phương pháp làm đề thi đại lý thuế, hãy nhấn nút theo dõi TACA để có thêm nhiều bài giảng ý nghĩa khác nhé!
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911