Việt Nam đã áp dụng cơ chế quản lý thuế theo dạng tiền kê hậu kiểm, giúp người nộp thuế chủ động và tiết kiệm thời gian chờ đợi thủ tục hành chính. Cơ quan thuế sẽ quản lý thông qua việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Khi đó, tổ chức hay cá nhân cần nắm rõ quy trình thanh tra thuế ở từng khâu hoạt động để phối hợp hiệu quả với cơ quan thuế. Bài viết dưới đây, Học Viện TACA sẽ mang đến bạn đọc chi tiết về quy trình thanh tra thuế.
Quy trình thanh tra thuế dựa theo Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019.
– Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Quy định 1404/2015/QĐ-TCT quy trình thanh tra thuế.
Thanh tra thuế là một hình thức của thanh tra chuyên ngành. Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định quy định: “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật quy tắc quản lý thuộc ngành và lĩnh vực đó.”
Quy trình thanh tra thuế áp dụng tại:
Bộ phận tham gia vào việc thực hiện quy trình thanh tra thuế:
Quy trình thanh tra thuế không áp dụng đối với hoạt động thanh tra tiến hành độc lập.
Lãnh đạo Bộ phận thanh tra căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công công chức thanh tra tiến hành hoạt động tập hợp tài liệu, phân tích và xác định nội dung thanh tra theo Mẫu 02/QTTTr được ban hành kèm theo quy trình.
Công chức thanh tra không yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin tài liệu mà dựa vào tài liệu đã có để khai thác thông tin tại cơ quan thuế của người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế.
– Lãnh đạo Bộ phận Thanh tra dự kiến lập Đoàn thanh tra. Trình hồ sơ ban hành Quyết định thanh tra đến Lãnh đạo cơ quan thuế gồm: Tờ trình lãnh đạo, dự thảo quyết định thanh tra, Nội dung phân tích theo Mẫu 02/QTTTr và các tài liệu khác.
– Đối với trường hợp thanh tra đột xuất, dự thảo quyết định thanh tra phải trình kèm theo những hồ sơ:
– Thanh tra lại các kết luận thanh tra thuế: dự thảo quyết định thanh tra phải trình kèm theo hồ sơ xác định vụ việc.
– Trường hợp người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì dự thảo quyết định thanh tra ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thanh tra.
– Thời hạn thanh tra không quá 45 ngày làm việc đối với cuộc thanh tra do Tổng cục thuế tiến hành; Không quá 30 ngày làm việc đối với cuộc thanh tra của Cục thuế.
– Lưu hành quyết định thanh tra: Bộ phận hành chính gửi Quyết định thanh tra đến người nộp thuế bằng thư bảo đảm có hồi báo cho cơ quan thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định.
– Gia hạn thời gian thanh tra: Trường hợp cần bổ sung thêm thời gian thanh tra thì chậm nhất là 5 ngày làm việc trước khi kết thúc thanh tra. Quyết định thanh tra chỉ được gia hạn 1 lần với nguyên tắc:
– Trường hợp bãi bỏ quyết định hoặc hoãn thanh tra:
Sau khi quyết định thanh tra được ban hành, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ thông báo cho người nộp thuế về kế hoạch công bố quyết định thanh tra: thời gian, thành phần tham dự công bố quyết định thanh tra bằng các hình thức như Email, điện thoại hoặc văn bản.
– Công bố Quyết định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đến người nộp thuế.
– Thực hiện những công việc khi công bố Quyết định thanh tra:
– Biên bản công bố Quyết định thanh tra phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.
– Thời hạn thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc cuộc thanh tra tại nơi thanh tra.
– Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Trường hợp người nộp thuế đã nộp những tài liệu cho cơ quan thuế theo quy định thì đoàn thanh tra khai thác và tra cứu thông tin tại cơ quan thuế.
– Căn cứ Sổ kế toán, Hồ sơ, Tài liệu do người nộp thuế cung cấp để:
– Trường hợp tài liệu phản ánh chưa rõ và chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế giải trình bằng văn bản, tổ chức đối thoại hay chất vấn để làm rõ nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
– Trường hợp phải trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, việc giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng cầu giám định. Trưởng đoàn thanh tra công bố kết quả cho người nộp thuế biết.
– Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu liên quan đến nội dung hoạt động thanh tra. Thời hạn niêm phong tài liệu không vượt quá thời hạn kết thúc hoạt động thanh tra.
– Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định kiểm kê tài sản trong phạm vi của Quyết định thanh tra thuế. Biên bản kiểm kê ghi rõ thành phần tham dự, địa điểm tiến hành, tên, số lượng, tình trạng tài sản theo mẫu quy định của Bộ tài chính.
– Trường hợp tạm giữ tiền, đồ vật, Đoàn thanh tra thực hiện theo trình tự và thủ tục theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hiện hành.
– Đoàn thanh tra tiến hành lập Biên bản xác nhận số liệu thanh tra với người nộp thuế theo mẫu 06/QTTTr ban hành kèm theo quy trình. Biên bản này là một trong những căn cứ để Đoàn thanh tra lập Biên bản thanh tra.
– Trường hợp Quyết định thanh tra có các đơn vị thành viên thì khi kết thúc thanh tra tại các đơn vị, Đoàn thanh tra lập Biên bản thanh tra đối với từng đơn vị, làm căn cứ để Đoàn thanh tra lập Biên bản tổng hợp kết quả thanh tra.
Như vậy, Học Viện TACA đã mang đến bạn đọc thông tin chi tiết về quy trình thanh tra thuế. Học Viện TACA cung cấp các dịch vụ: Ôn thi chứng chỉ đại lý thuế, Ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán, Các khóa học về thuế,…
Tham khảo các khóa học:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911