Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu người lao động là đối tượng nộp thuế và đáp ứng các điều kiện của luật sẽ tiến hành nộp thuế TNCN. Mức thuế phải nộp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tổng thu nhập, có người phụ thuộc không,… Vậy những khoản thu nhập chịu thuế là gì và khoản nào không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN?
Hãy theo dõi bài viết sau đây của Học viện TACA để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thu nhập chịu thuế là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công khác mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân (bao gồm cả tiền lương, tiền công được trả khi làm việc tại vùng kinh tế đặc biệt), các khoản từ kinh doanh, đầu tư,… và các khoản thu nhập khác thuộc Điều 2 Luật thuế TNCN hiện hành.
Việc Nhà nước thu thuế TNCN nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân sách của nhà nước. Bởi lẽ, thuế được xem là một trong các nguồn thu lớn của Nhà nước ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Bên cạnh đó, việc thu thuế TNCN còn góp phần vào công cuộc công bằng hóa xã hội. Theo đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi người lao động sẽ có mức thu nhập khác nhau tùy thuộc vào năng lực và trình độ của họ. Do đó việc Nhà nước áp các mức thuế lên thu nhập cá nhân của người lao động (thu nhập từ 9 triệu bắt buộc phải đóng thuế) sẽ giúp cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. Từ đó, hạn chế và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo cũng như xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội.
>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Điều 3 Luật thuế TNCN hiện hành, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế TNCN như sau:
Theo đó, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công mà người lao động được người sử dụng lao động trả bằng tiền hoặc hình thức khác.
Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Điểm d Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC: Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Các khoản lợi ích này được người sử dụng lao động trả cho đối tượng nộp thuế dưới mọi hình thức. Cụ thể theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC:
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí),… mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.
Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân quần vợt, sân gôn, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: Mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn Bộ Tài chính (nếu bằng tiền thì phần vượt quá 05 triệu đồng/người/năm sẽ tính thuế).
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: Mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Trừ những khoản tiền thưởng sau:
=> Tham khảo:
Khóa học HOÀN THUẾ VÀ THANH KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ
Khoá học BÁO CÁO TÀI CHÍNH & THUẾ CHUYÊN SÂU
Thu nhập được miễn thuế là khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế nhưng được miễn thuế. Căn cứ vào Điều 4 Luật thuế TNCN hiện hành có thể xác định các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:
Trên đây là nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân mà Học viện TACA đã tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã có thể hiểu rõ về các khoản thu nhập chịu thuế và các khoản được miễn thuế
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911