Tổng hợp lý thuyết môn thuế CPA – Phần thuế GTGT
Với môn thuế, rất khó tách bạch lý thuyết khỏi bài tập. Do đó, nên vừa ôn lý thuyết vừa kết hợp làm bài tập. Hiện nay, kết cấu đề thường có 2 câu lý thuyết (1 câu thuần túy yêu cầu nêu các quy định của luật và 1 câu vận dụng quy định để xử lý các tình huống và thường có 3 dạng câu hỏi:
Một lưu ý quan trọng khi trả lời câu hỏi lý thuyết là không nên trả lời quá súc tích, gạch đầu dòng, vì nếu không cẩn thận trả lời không đúng ý là không được điểm nào luôn. Làm lý thuyết trước hết nêu qua định nghĩa, đại ý hay đặc điểm của nội dung câu hỏi (không cần thiết phải thuộc đầy đủ nội dung trong sách), sau đó mới triển khai các nội dung đề cập trực tiếp, viết thành dạng bài văn chứ không nên viết cộc lốc. Khi bạn viết thành bài văn thì người chấm thi sẽ đọc và nhặt ý để cho điểm.
Bài dưới là những “đúc kết” lý thuyết môn thuế CPA – phần thuế GTGT, đầy đủ chi tiết nhất, giúp bạn có thể nắm chắc kiến thức thông qua những tình huống minh họa cụ thể nhất.
Khái niệm: Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu đánh vào giá trị giá tăng của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Đặc điểm:
– Thuế gián thu
– Thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp
– Có tính lũy thoái so với thu nhập
– Đánh theo nguyên tắc điểm đến
– Tạo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho NSNN
– Khuyến khích đầu tư, xuất khẩu
– Khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hạch toán kinh doanh, thực hiện tốt chế độ kế toán, lưu giữ hoá đơn, chứng từ
– Luật Thuế GTGT: Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016
– Nghị định: Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BTC ngày 07/05/2018
– Thông tư: Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC ngày 09/5/20181.
Người nộp thuế
– Ai là người nộp thuế GTGT?
– Người nộp thuế phải khai và nộp thuế GTGT nộp cho cơ quan nào?
– Khi nào người mua hàng hóa, dịch vụ phải nộp thuế GTGT?
– Một số trường hợp đặc thù
Hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
– Bao nhiêu trường hợp không chịu thuế?
– Cơ sở xác định?
– Phân nhóm HHDV không chịu thuế?
– Lưu ý một số trường hợp đặc biệt
– Lý do? Phân nhóm? Lưu ý một số trường hợp đặc biệt. Phân biệt chịu thuế, không chịu thuế, không phải tính thuế?
> Hãy xem thêm video ôn thi CPA môn thuế về phần tình huống tính thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt nhé!
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
Nguyên tắc: giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT
Đối với hàng hóa nhập khẩu là: Giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế TTĐB (nếu có), cộng (+) với thuế BVMT(nếu có).
Thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế GTGT x thuế suất thuế GTGT
Nguyên tắc: Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT
– Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra: là giá bán chưa có thuế GTGT.
Các trường hợp cụ thể:
+ Hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường
+ Hàng hóa chịu thuế TTĐB và thuế bảo vệ môi trường
+ Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nội bộ
+ Hàng hóa dịch vụ khuyến mãi
+ Hàng hóa dịch vụ trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương.
+ Cho thuê tài sản
+ Bán hàng trả góp, trả chậm
+ Gia công hàng hóa
+ Xây dựng, lắp đặt
+ Chuyển nhượng bất động sản
+ Dịch vụ casino, trò chơi điện tử, kinh doanh giải trí có đặt cược
+ Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành
– Đồng tiền xác định giá tính thuế
– Thời điểm xác định giá tính thuế
Thuế suất thuế giá trị gia tăng
– Các mức thuế suất thuế GTGT?
– Cơ sở quy định thuế suất?
– Ưu nhược điểm của nhiều mức thuế suất thuế GTGT?
– Trường hợp áp dụng thuế suất 0%?
– Điều kiện áp dụng thuế suất 0%?
– Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0%? Tại sao các trường hợp này không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%?
– Ý nghĩa của thuế suất 0%?
– Phân biệt thuế suất 0% với không chịu thuế GTGT?
a. Phương pháp khấu trừ thuế
b. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Các câu hỏi thường gặp ở 2 phần trên là: Đối tượng áp dụng, công thức xác định, một số nguyên tắc cần lưu ý, tại sao phải áp dụng 2 phương pháp? Ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất bánh kẹo, trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
Thuế GTGT đầu ra:
– Bán cho DN thương mại: 1 000 x 50 000 x 10% = 5 000 000 đ
– Bán cho tổ chức quốc tế: không chịu thuế GTGT
– Bán cho hộ kinh doanh: 300 x 55 000 x 10% =1 650 000 đ
– Trực tiếp xuất khẩu: 800 x 60 000 x 0% = 0
– Tổng thuế GTGT đầu ra: 6 650 000 đ
– Đối tượng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua HHDV, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào căn cứ vào thời điểm mua
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Điều kiện hóa đơn, chứng từ: Có hoá đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT đối với trường hợp mua DV từ nước ngoài.
Điều kiện thanh toán: Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với HHDV mua vào, trừ trường hợp tổng giá hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Câu hỏi ôn tập về điều kiện thanh toán
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào – các trường hợp đặc biệt:
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, có số liệu trong kỳ tính thuế:
– Mua của Doanh nghiệp A, giá chưa có thuế GTGT 30 triệu đồng. Hóa đơn GTGT ghi chép đúng quy định.
– Mua của Doanh nghiệp B, giá chưa có thuế GTGT 20 triệu đồng. Hóa đơn GTGT không ghi mã số thuế của doanh nghiệp B.
– Mua của một hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, trị giá nguyên liệu mua vào ghi trên hóa đơn bán hàng 25 triệu đồng.
– Mua của Doanh nghiệp C, giá chưa có thuế GTGT 50 triệu đồng. Hóa đơn GTGT ghi chép đúng quy định.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đâu vào được khấu trừ chỉ tính cho nguyên liệu mua vào trong kỳ tính thuế.
– Mua của doanh nghiệp A: đáp ứng đủ các nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 30 triệu đồng x 10% = 3 triệu đồng.
– Mua của doanh nghiệp B: không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do hóa đơn GTGT không ghi mã số thuế của doanh nghiệp B.
– Mua của một hộ kinh doanh: không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do không có hóa đơn GTGT khi mua hàng.
– Mua của doanh nghiệp C
– Trị giá mua vào có thuế GTGT: 50 triệu + 50 triệu x 10% = 55 triệu > 20 triệu.
Doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt nến không đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ thuế nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 3 triệu đồng
Đối tượng áp dụng: Hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Cách xác định: Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Đối tượng áp dụng:
– DN, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
– Hộ, cá nhân kinh doanh.
Công thức tính: Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu1. Thuế GTGT
– Các loại hóa đơn?
– Hình thức hóa đơn?
– Sử dụng hóa đơn trong các trường hợp:
+ Xuất hàng cho cơ sở hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương,
+ Xuất hàng cho đại lý
+ Khi xuất trả hàng nhận nhập khẩu ủy thác
Chuyển hàng hóa cho các cơ sở ở địa phương khác (cho đại lý), cơ sở có thể chọn 1 trong 2 cách:
Cách 1: Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Phiếu xuất kho hàng bán đại lý) kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Khi cơ sở trực thuộc (đại lý) bán hàng → lập hoá đơn theo quy định và lập bảng kê hàng hoá bán ra gửi về cơ sở chính để lập hoá đơn GTGT.
Cách 2: Xuất hoá đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn chứng từ trong việc nhận nhập khẩu uỷ thác:
Khi trả hàng:
> Nếu đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu: Xuất Hóa đơn GTGT:
– Giá bán: Giá nhập + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế GTGT: Thuế GTGT đã nộp khâu nhập khẩu
– Giá thanh toán: Giá bán + Thuế GTGT
> Nếu chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu: Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Lệnh điều động nội bộ.
Khi nhận tiền hoa hồng: Viết hoá đơn GTGT (có dòng thuế GTGT).
– Khai thuế, nộp thuế cho cơ quan hải quan
– Khai thuế, nộp thuế cho cơ quan thuế
– Kỳ khai thuế, nộp thuế: theo tháng, theo quý
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế
– Quy định khai bổ sung, điều chỉnh
– Xử lý thuế đầu vào chưa khấu trừ hết
– Nơi nộp thuế
– Khai thuế trong một số trường hợp đặc thù (Điều 11 Thông tư 15/VBHN-BTC ngày 09/05/2018 hướng dẫn thực hiện Luật quản lý thuế).
– Đơn vị trực thuộc (cùng địa phương, khác địa phương)
– Xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
– Đại lý
– Nhận ủy thác nhập khẩu;….
– Các trường hợp hoàn thuế GTGT?
– Ý nghĩa của hoàn thuế GTGT?
– Một số trường hợp lưu ý
+ Hàng xuất khẩu
+ Dự án đầu tư (Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư)
– Điều kiện, thủ tục hoàn thuế?
Trên đây là phần tổng hợp lý thuyết môn thuế CPA, bạn hãy share và comment để đón chờ những bài Tổng hợp sau về các sắc thuế khác như: thuế TNDN, thuế TNCN… nhé!
Khi bạn đã quyết tâm đi thi CPA điều cần nhất đó chính là phải quyết tâm học ôn, phải có học ôn mới thi được, xác định không học ôn thì không thể làm tốt các môn thi và đạt đủ điều kiện cấp chứng chỉ được. Vì vậy, không có cách nào khác ngoài ôn thi, bạn có tham khảo ngay video phương pháp ôn thi CPA hiệu quả để nắm rõ thông tin.
Đây là thời gian tốt nhất đủ để các bạn kế toán, kiểm toán bắt tay vào ôn luyện, theo như những thủ khoa CPA, APC chia sẻ, bạn sẽ nhớ lâu kiến thức hơn khi: Kết hợp phân tích lý thuyết chuyên đề, thảo luận tình huống thực tế và thực hành bài tập…Và ở TACA đều có đủ những điều trên, hơn hết những kiến thức trên đều được truyền tải bởi các giảng viên cao cấp ở Học viện tài chính nên bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Hãy thử trải nghiệm ngay khóa ôn thi CPA 2021 tại đây
Nếu bạn không có thời gian để tham dự trực tiếp các lớp học offline, thì bạn hãy tranh thủ tìm hiểu tài liệu, bài giảng về các môn CPA để ôn thi.
Đặc biệt nếu bạn đang ôn thi và hoang mang vì kiến thức quá nhiều và không biết bắt đầu từ đâu có thể tham khảo tài liệu ôn thi CPA do TACA biên soạn đã cập nhật mới nhất.
Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911