CPA – có thể được coi là chiếc chìa khóa vàng dẫn đến cánh cửa của sự thành công trong nghiệp kế toán, kiểm toán viên. Nhưng không phải ai cũng vượt qua được kỳ thi chứng chỉ ấy. Vậy sự thật rằng CPA có khó hay không? Làm cách nào để vượt qua “điểm mù” trong kỳ thi một cách hoàn hảo nhất?
Cùng lắng nghe chia sẻ những kinh nghiệm từ những chuyên gia nhé!
Theo cá nhân tôi nghĩ rằng, câu chuyện về kiến thức, không chỉ đơn giản là việc chúng ta học cái gì mà quan trọng hơn là động lực nào để chúng ta học nó. Theo như nhiều người nói rằng kì thi CPA thậm chí cả với những người có kinh nghiệm. Có rất nhiều người đã thi nhưng lại không đỗ. Tại sao? Vì họ chưa có được một phương pháp ôn tập hợp lý, họ chưa tìm ra được những khuyết điểm của bản thân mình tức là những “điểm mù” của bản thân. Nói một cách đơn giản hơn thì “điểm mù” là những cái mình không biết, những cái mình không thấy. Các bạn cần phải lược bỏ bớt các điểm mù càng ít thì tỷ lệ đỗ sẽ lại càng cao.
Bởi vì CPA có một đặc điểm là sẽ có 2 đề chẵn và lẻ. Như những năm trước thì đề chẵn sẽ do miền Bắc ra đề lẻ sẽ là miền Nam và ngược lại. Do có sự khác biệt nhau về văn hóa vùng miền nên Bắc và Nam cũng có những cách học khác nhau. Nếu như các bạn ôn ở miền Bắc mà các bạn chỉ tập trung ôn tập theo cách học của người Bắc mà đến lúc thi các bạn được giao đề miền Nam, đến đọc đề các bạn còn chẳng hiểu gì chứ đừng nói đến chuyện làm bài cho tốt ở đây. Dĩ nhiên là bạn “tạch”.
Nhưng cũng đừng nóng lòng mà nản vội, biết đâu mình may mắn, mình còn cơ hội thì sao đây? Nghe thì tưởng chừng như vô lý nhưng không hề, người ta vẫn có nói rằng: “Học tài, thi phận” vậy nên hãy cứ cố gắng mà lạc quan lên nhé, bạn cần được sốc lại tinh thần đấy. Hãy thử nhìn những người thi đỗ xung quanh bạn mà xem, những người thi mà một lần đỗ, có thể là họ giỏi thật đấy nhưng chắc chắn là có một trong số đó là dựa vào sự may mắn của bản thân, nếu như có rủi ro thì chắc chắn cũng sẽ có sự may mắn.
Trong khoảng thời gian mọi người đang ôn tập, nên tìm hiểu thêm những thông tin tài liệu mà do những hội nhóm ôn tập hay hiệp hội nào đó ở trong miền Nam họ ra thì các bạn sẽ hạn chế được bớt điểm mù của mình.
Rõ ràng là học thuật của miền Nam và học thuật của miền Bắc nó khác nhau hoàn toàn, cách đặt câu hỏi và cách trả lời cũng rất khác nhau. Ví dụ ở ngoài Bắc mà tôi thường thấy, những người ra đề họ muốn đào sâu vào đánh giá một vấn đề thì ở miền Nam lại ngược lại, ở trong Nam, họ không thường quá đi sâu vào vấn đề học mà ngược lại họ coi trọng việc thực hành hơn chỉ là lý thuyết suông.
Điểm mù là điểm mù của mỗi người chứ không phải ai cũng giống ai. Mỗi người sẽ gặp những cái khó khăn riêng. Có người giỏi về phần này nhưng lại có người giỏi về phần kia. Vậy cho nên mọi người phải tự xác định được điểm mù của chính mình và tìm hướng để giải quyết chứ không phải chỉ là xác định cái khó khăn chung chung của kì thi. Mình mắc ở đâu thì giải ở đó bởi khó khăn của kì thi là khó khăn chung với tất cả mọi người.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911