“Tự dưng em bị phát sinh thêm cả trăm triệu tiền thuế phải nộp chỉ vì… liên quan đến giao dịch liên kết”. Khái niệm về giao dịch liên kết chắc hẳn rất nhiều kế toán còn đang rất mơ hồ. Đây là chia sẻ của một bạn trong GĐKT ở đợt quyết toán thuế gần đây nhất.
Phần lớn các lỗi mà cơ quan thuế bắt thóp doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ truy thu 1 con số khủng về tiền thuế mà rất nhiều kế toán không để ý, hoặc không có kinh nghiệm không lường trước được vấn đề, để đề phòng đó chính là liên quan đến giao dịch liên kết.
Đa số kế toán tại các doanh nghiệp cũng đang rất mơ hồ, không hiểu rõ về khái niệm giao dịch liên kết, và nguy cơ vì đây cũng là khái niệm rất ít khi được chia sẻ trên cộng đồng kế toán. Nên nhiều kế toán chưa nhìn ra mức độ rủi ro của vấn đề. Nếu bị truy thu thì khi quyết toán cơ quan thuế chỉ cần soi 1 cái lỗi này thôi, cũng đủ cho doanh nghiệp nộp thuế ốm đòn rồi.
Nếu loại tất cả các phần lãi vay vượt 30% theo quy định của Nghị định 132/2020, và sau đó truy thu thuế TNDN nếu có phát sinh (nộp thuế 20% lợi nhuận 1 con số không hề nhỏ). Đồng thời truy thu thêm tiền lãi chậm nộp thuế.
Nên cũng chẳng có gì là lạ khi 1 bạn kế toán trong GDKT có than rằng: Tự dưng bị phát sinh thêm cả trăm triệu tiền thuế TNDN phải nộp do công ty vay tiền của giám đốc.
Vậy thì các bạn kế toán sẽ phải hiểu được khái niệm những giao dịch như thế nào được gọi là giao dịch liên kết?
Giao dịch liên kết là gì??? Để trả lời câu hỏi trên các bạn cùng mình đi phân tích từng vấn đề trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Theo Khoản 2, Điều 1, Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK), được định nghĩa là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này là các giao dịch Mua – bán – trao đổi – thuê – cho thuê – mượn – cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Theo điều 5 khoản 1, 2, nghị định 132/2020/NĐ-CP
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành, hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác, với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất, chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành, hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai. Hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo. Hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính, hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mỗi quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp.
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.
– Giám đốc cho công ty vay – mượn tiền kinh doanh (Kế toán thường áp dụng để xử lý âm quỹ)
– Hai doanh nghiệp được thành lập ra để mua bán – trao đổi hàng hóa cho nhau cùng 1 giám đốc đứng tên hoặc có quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
– Vay ngân hàng cũng là 1 giao dịch liên kết nếu khoản vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. (rất nhiều DN đang gặp phải trường hợp này ví dụ: Vốn điều lệ: 1 tỷ mà đi vay ngân hàng tận 2 tỷ – vượt 200% thì chắc chắn khi quyết toán thuế sẽ bị khống chế 30% tiền lãi vay được tính vào chi phí thôi nhé các bạn. 70% chi phí lãi vay còn lại sẽ bị loại khỏi chi phí và truy thu thuế TNDN, nếu có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế).
Tham khảo: Vũ Quỳnh
Trên đây là 1 số trường hợp điển hình, mà các doanh nghiệp gặp phải về giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN. Vì vậy, kế toán cũng nên hết sức cẩn thận và soát xét thật kỹ BCTC của doanh nghiệp mình, cho đợt quyết toán sau, để kịp thời phát hiện sai sót, để kịp thời đưa ra các phương án dự phòng chi phí kịp thời giảm thiểu số tiền thuế bị truy thu – nộp phạt sau quyết toán thuế.
Nhưng bạn hoàn toàn có thể đào sâu, hiểu rõ bản chất, nắm được phương pháp xác định giá chuyển nhượng, biết được mấu chốt cơ quan thuế nhắm vào đâu khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, nắm vững những vấn đề nổi trội trong thanh kiểm tra giá chuyển nhượng của cơ quan thuế. Biết cách thực hiện một bộ hồ sơ chuyển giá đầy đủ, kê khai đúng quy định, bảo vệ trước đoàn thanh kiểm tra thuế.
Tất cả những vấn đề trên đều sẽ có tại lớp học chuyển giá – thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp VN của TACA. Được dẫn dắt bởi: Anh Nguyễn Trung Thắng – PGĐ Tư vấn thuế Kiểm toán KPMG. Nằm trong nhóm Kiểm toán Big4, Top những người đi đầu về chuyển giá ở Việt Nam.
Trong quá trình thanh kiểm tra anh Thắng đã hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp như Intel, Samsung, LG Hải Phòng… và đóng góp vào quá trình xây dựng nghị định, văn bản chuyển giá với Bộ tài chính và Chính phủ.
Liên hệ tư vấn dịch vụ thanh tra giao dịch liên kết: https://taca.com.vn/dich-vu-giao-dich-lien-ket/
Bức tranh về chuyển giá đang dần được vén màn về các chiêu thức chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong thời đại các cơ quan thuế đang vào cuộc.
Chúng tôi cam kết chuyển giao toàn bộ kiến thức thực chiến về chuyển giá trong giao dịch liên kết. Hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của học viên trong và sau khoá học. Chúng tôi sẽ hoàn lại tiền nếu bạn không hài lòng về khoá học.
Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về rủi ro cần tránh về giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN!
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911