Giao dịch liên kết là gì? Cách nhận diện các giao dịch liên kết? Những điều cần biết về Giao Dịch Liên Kết? Các ví dụ về giao dịch liên kết? Hỏi đáp về giao dịch liên kết? Hay các vấn đề về thanh kiểm tra giao dịch liên kết? … Rất nhiều vấn đề được mổ xẻ tại bài viết mời bạn đón đọc các nội dung dưới đây:
Giao dịch liên kết “Transfer Pricing”: Là giao Dịch giữa các bên có mối quan hệ liên kết ,là các bên liên kết với nhau. Ví dụ: giao dịch giữa công ty A và B có mỗi liên kết với nhau đấy được gọi là giao dịch liên kết.
Hiện nay có 4 nhóm giao dịch chính mà các giao dịch thường hay sử dụng:
→ Bốn nhóm giao dịch liên kết này sẽ ảnh hưởng trực tiếp kết quả kinh doanh, các lợi nhuận thuần, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá mà có thể nhận ra ngay trên báo cáo tài chính đó là:
Thay đổi mức giá trong giao dịch liên kết để thay đổi doanh thu, chi phí, thiết lập các giao dịch liên kết không đúng bản chất, không phù hợp với hoạt động kinh doanh, không có chứng từ chứng minh sự phù hợp.
Ví dụ 1: Chuyển giá bằng cách tăng chi phí cho công ty con lợi dụng chênh lệch
Công ty mẹ 10% thuế suất và công ty con là 20% thuế suất, phát sinh giao dịch là công ty con bán nguyên liệu, cung cấp chi phí bản quyền, dịch vụ -> để dịch chuyển lợi nhuận từ công ty con sang mẹ bằng cách tăng chi phí công ty con, tăng thu nhập của công ty mẹ lên, chi phí của công ty con tăng lợi nhuận tính thuế giảm.
Dịch chuyển lợi nhuận từ công ty con sang mẹ bằng cách tăng chi phí công ty con
Ví dụ 2: Kết quả hoạt động và số thuế phải nộp
Công ty mẹ doanh thu giá vốn 1000đ (doanh thu thuần công ty con là 1000đ), ở đây lợi nhuận gộp của công ty mẹ là 500đ, tuy nhiên chi phí bán hàng và quản lý lớn dẫn tới lỗ 400đ, trong khi công ty con đang có lãi là 300đ và công ty con đóng thuế 60đ. Tổng 2 công ty đang lỗ 100đ và tổng số thuế phải đóng là 60đ.
Đây là ví dụ thực tế doanh nghiệp Việt Nam họ đang áp dụng cách tính như trên
Trong trường hợp chuyển giá công ty con đẩy lợi nhuận sang công ty mẹ bằng cách giảm giá bán thành phẩm, thay vì là 1000 công ty con chỉ bán 900 giá vốn của công ty mẹ giảm còn 900 lợi nhuận gộp tăng lên 600. Tuy nhiên chi phí bán hàng và quản lý lớn thành ra công ty mẹ vẫn lỗ.
Bên cạnh đó công ty con do giảm doanh thu nên lợi nhuận thuần giảm còn 200đ, trong trường hợp này công ty con đóng 40đ và công ty mẹ vẫn lỗ không phải đóng. Góc độ 2 công ty vẫn lỗ 100đ nhưng số thuế bây giờ chỉ đóng 40đ.
Đây là ví dụ thực tế doanh nghiệp Việt Nam họ đang áp dụng cách tính như trên -> Trong trường hợp này khi thanh tra cơ quan thuế sẽ đặt câu hỏi và yêu cầu DN giải trình.
Ngày 5/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết mới nhất năm 2020 được áp dụng từ ngày 20/12/2020.
Tinh thần chung của NĐ 132/2020/NĐ-CP là cụ thể hóa và hướng dẫn các quy định của Luật quản lý thuế 2019 về mục tiêu kiểm soát vốn mỏng và chuyển giá.
Có 3 cấp độ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:
Cả 3 hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết này phải thống nhất với nhau, mục đích của 3 cấp độ hồ sơ này yêu cầu người nộp thuế cũng như các tập đoàn phải minh bạch được các giao dịch liên kết của mình, phải tuân thủ các giao dịch, tất cả được hiện trên bộ hồ sơ này, nếu các giao dịch không minh bạch thuế có thể hoàn toàn thấy và điều chỉnh ngay lập tức.
+ Hỗ trợ cơ quan thuế trong việc đánh giá rủi ro về mặt thuế và xác định đánh giá giao dịch liên kết
+ Đảm bảo người nộp thuế đưa ra được bằng chứng thuyết phục cho việc thiết lập giá chuyển nhượng phù hợp, với nguyên tắc giao dịch độc lập.
+ Cung cấp thông tin cần thiết cho thanh tra thuế
Mục đích của 3 cấp độ hồ sơ này yêu cầu người nộp thuế cũng như tập đoàn phải minh bạch giao dịch liên kết của mình -> sẽ minh bạch toàn bộ hồ sơ sẽ phải tuân thủ và không có động cơ không hợp pháp nếu doanh nghiệp giao dịch có vấn đề thuế có thể thấy được rủi ro và điều chỉnh ngày (đây là quy định mới).
Quy trình có 4 bước để xác định giá giao dịch liên kết.
Bước 1: Xác định bản chất của giao dịch
Bước 2: Xác định phương pháp xác định giá
Bước 3: Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập
Bước 4: Xác định mức giá/doanh thu/chi phí giao dịch liên kết
Video 4 nhóm giao dịch liên kết – Cách ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo kiểm toán
Ví dụ: Các nhóm chi phí đầu vào nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, trả phí bản quyền sản xuất, những giao dịch này sẽ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp, tất cả các giao dịch này ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến số thuế phải đóng.
Các giao dịch này ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp và số thuế phải đóng
Các giao dịch liên kết trong chuẩn mực kế toán kiểm toán, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải kê khai các giao dịch trọng yếu với bên liên kết, các giao dịch liên kết này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo thu nhập.
Nhiều khi chỉ cần thông qua những giao dịch này thôi doanh nghiệp có thể bơm thổi kết quả kinh doanh từ đó tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.
Trường hợp tăng giá trị doanh nghiệp nhằm mục giá nâng cao trị doanh nghiệp được, giá trị cổ phần cao hơn hoặc đi vay ngân hàng được nhiều hơn.
Chuyển giá chính là tên gọi tắt của “xác định giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết”. Khái niệm về chuyển giá có nhiều cách hiểu. Ở Việt Nam, hầu hết hiểu chuyển giá là hành vi dẫn đến trốn thuế, lách thuế. Tuy nhiên, những giao dịch liên kết là giao dịch hết sức bình thường, nhất là doanh nghiệp xuyên quốc gia, tập đoàn lớn.
Tuy nhiên thực tế vẫn có rất nhiều sai phạm về thuế trong giao dịch liên kết đã được cơ quan thuế trả lời như: Chuyến giá thông qua các yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, thông qua cung cấp dịch vụ, chi phí công ty mẹ phân bổ cho công ty con … Những sai phạm này có thể gây ra rất nhiều rủi ro về thuế khi quyết toán thuế TNDN .
Vậy, các quy định hiện nay về vấn đề xác định giá giao dịch liên kết là gì và doanh nghiệp cần phải làm gì để tuân thủ nhằm giảm thiểu rủi ro? Chuyển giá không chỉ có ở các tập đoàn, hay các DN có vốn giao dịch nước ngoài, nó tiềm ẩn ngay cả ở trong những DN vừa và nhỏ, với những phương thức và kỹ xảo vô cùng tinh vi. Kể từ năm 2019 cơ quan thuế sẽ không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp FDI mà sẽ bóc tách rất kỹ về vấn đề chuyển giá trong từng DN.
Học viện TACA chia sẻ tới bạn Kinh nghiệm bị thanh tra về giao dịch liên kết & quan hệ liên kết là những kinh nghiệm bị thanh kiểm tra thuế ở những doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết.
Ở bài này bạn hoàn toàn có được lời giải đáp cho 23 câu hỏi và giải đáp về giao dịch liên kết và quan hệ liên kết những câu hỏi hóc búa về các giao dịch liên kết.
Bức tranh về chuyển giá đang dần được vén màn về các chiêu thức chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong thời đại các cơ quan thuế đang vào cuộc.
Để làm rõ thuật ngữ “chuyển giá” trong các tập đoàn lớn, cũng như những DN liên kết, Taca cùng nhóm chuyên gia đến từ hãng kiểm toán KPMG thiết kế, xây dựng slide “xác định chuyển nhượng trong giao dịch liên kết”.
Hãy đăng ký và tải ngay slide để nắm bắt được thực trạng về chuyển giá vấn đề nóng toàn cầu trong giới kế toán kiểm toán. Link tải về: https://taca.edu.vn/tang-slide-chuyen-gia/
Nội dung slide gồm:
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911