Trong kế toán, có rất nhiều tài khoản. Mỗi tài khoản có một nội dung kinh tế khác nhau, và cũng có chuẩn mực, chế độ khác nhau khi ghi nhận số liệu vào những tài khoản này.
Kế toán được dậy điều này từ trong trường, và ra làm việc thì càng phải nhớ nội dung kinh tế của từng tài khoản để làm việc. Tuy nhiên, dù chính sách, chế độ có quy định cụ thể tới đâu, thì cũng không thể chỉ ra đầy đủ những tình huống trong thực tế. Nhất là với tính chất biến đổi không ngừng của nền kinh tế đang phát triển tại Việt nam (chưa nói tới việc lập hai sổ sách và che dấu những nội dung kinh tế của việc này).
Một phần vì chưa có quy định đẩy đủ, một phần vì có nhiều nghiệm vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa rõ nội dung, chưa rõ việc xử lý của ban lãnh đạo, nên kế toán hay dùng những tài khoản trung gian để phản ảnh ( nhiều kế toán còn tự sáng tác ra những tài khoản trung gian không phù hợp để theo dõi như: TK138 (Các khoản phải thu ): Ghi số thuế GTGT chưa kê khai kỳ này. Ghi số tiền chuyển cho giám đốc hay khách hàng của giám đốc. Ghi số vốn chưa góp đủ của các thành viên: Ghi số tiền chuyển nhầm…. TK 338 (Các khoản phải trả) : Ghi Hoa hồng phải trả cho khách; Lãi vay phải trả; Ghi số tiền mà giám đốc cho vay; Ghi số tiền chuyển nhầm…
Theo chuẩn mực, việc theo dõi trên những tài khoản TRUNG GIAN này thường được ghi rõ đối tượng và thường sẽ được xử lý ngay trong kỳ, hoặc được đôn đốc xử lý trong thời gian sớm nhất. Cũng theo nội dung kinh tế, thì số tiền ghi nhận vào những tài khoản này, chắc chắn phải trả, phải thu, vì hồ sơ đã được xem xét cụ thể trong kỳ kế toán đã ghi nhận số liệu này.
Tuy nhiên, nhìn vào sổ sách của nhiều doanh nghiệp, số liệu ở những tài khoản này có khi lên tới vài chục tỷ đồng, thậm chí, đối tượng cũng không rõ ràng gì cả. Mà phần lớn, là do các bạn dùng Tài khoản này làm tài khoản Trung gian, khi ghi nhận những số liệu chưa rõ, hoặc không đúng nội dung kinh tế…Chính vì vậy khi xử lý số liệu thực tế, hoặc người sau kế thừa thì lại xử lý theo số liệu đã đưa vào tài khoản trung gian… Chính vì vậy, những số liệu đó cứ tồn tại mãi ở khoản phải thu, phải trả ( mà có khi nghĩa vụ đó không còn); phản ảnh không đúng tình trạng tài chính của doanh nghiệp, hoặc có thể dẫn tới chi sai đối tượng nhưng không biết.
Ví dụ thực tế:
Bây giờ, tôi sẽ ví dụ một khoản phải trả như sau: Ở Ví dụ trên, các bạn thấy có những khoản có vẻ rất đúng nội dung kinh tế khi ghi vào khoản phải trả như: Hoa hồng phải trả cho khách, Lãi vay phải trả. Những khoản CHI PHÍ PHẢI TRẢ, nếu trong kỳ chưa trả, kế toán sẽ trích trước vào chi phí trong kỳ cho phù hợp với doanh thu, và kỳ sau phải trả cho người thụ hưởng.
Theo chuẩn mực khoản chi phí này là: “Thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.“ ” Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh” “Về nguyên tắc, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải được hoàn nhập.” Với quy định của chuẩn mực, các bạn đều thấy những khoản chi này tuy chắc chắn phải trả, nhưng chưa có đủ chứng từ kế toán, chưa phải là số chi thực tế, khi chi có thể có chênh lệch.
Chính vì vậy, những khoản chi phí trích trước này được hạch toán vào TK 335: Chi phí phải trả ***SO SÁNH Bây giờ các bạn xem nhé Tài khoản 338: Các khoản phải trả Tài khoản 335: Chi phí phải trả. Hai tài khoản cùng là phải trả, nhưng khác nhau ở chỗ:
CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ: Đã rõ số tiền, đối tượng chi trả, hồ sơ chứng từ kế toán đã được xem xét đầy đủ. Số tiền này chắc chắn phải trả cho đối tượng đã ghi nhận trên sổ sách kế toán.
CHI PHÍ PHẢI TRẢ: Chưa xác định đúng số tiền, đối tượng chi trả và chứng từ kế toán chưa đầy đủ.
Số tiền này phải có đầy đủ chứng từ mới chi cho đối tượng thụ hưởng. Rõ ràng hai khoản phải trả này có nội dung kinh tế khác nhau, và được quản lý theo dõi khác nhau. Tuy nhiên, khi mới nhìn, chúng ta đều thấy nó là phải trả, và như thể nó giống nhau ( Tiếc là nhiều trang web hiện nay cũng hướng dẫn hạch toán chi phí phải trả vào TK 338). Khi tạm trích chi phí phải trả, thường tâm lý chủ sở hữu, người quản lý sẽ không quân tâm lắm( tạm trích mà, còn khi thanh toán hãy quan tâm chứ) chính vì thế chính sách, chế độ kế toán mới yêu cầu đưa vào TK 335, để khi chi thực tế, Kế toán phải trình ra những chứng từ kế toán phù hợp Khi ghi vào TK phải trả, thường tâm lý chủ sở hữu, người quản lý sẽ quan tâm lo lắng, mình phải trả gì thế nhỉ, trả cho ai, sao phải trả, trả bao nhiêu…
Vì thế chính sách, chế độ kế toán mới yêu cầu kế toán phải có đủ chứng từ kế toán mới được ghi vào tài khoản phải trả. Cũng chính vì chúng ta đã quan tâm tới khoản phải trả, nên thường tâm lý chủ sở hữu cũng sẽ lơ là, khi kế toán chi trả cho đối tượng được ghi nhận trong tài khoản này( Thường những số liệu, chứng từ được lưu giữ từ những kỳ kế toán trước) Nếu các bạn quan tâm, tôi sẽ viết tiếp về: Thực tế hiện nay, Rửa tiền bằng lẩn khoản và Cách phòng chống cho các doanh nghiệp.
Tác giả: Lệ Phương
TACA – KIẾN TẠO SỰ NGHIỆP!
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911