Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của cá nhân, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Để quản lý được việc nộp thuế cũng như giảm thiểu được những sai sót trong quá trình kê khai thuế thì hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế sẽ tiến hành kiểm tra thuế. Trong bài viết sau đây, Học Viện TACA sẽ cung cấp cho bạn thông tin về quy trình kiểm tra thuế.
Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với những hoạt động, giao dịch có liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế cũng như chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Xem thêm:
Quy trình kiểm tra thuế được quy định cụ thể như sau:
– Công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế.
– Đối chiếu các nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế và dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở cơ quan các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi cũng như nội dung quyết định kiểm tra thuế.
– Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra thuế; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn và nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 1 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của chủ thể là người nộp thuế.
– Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
– Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả đã kiểm tra.
Như vậy, qua bài viết trên, Học Viện TACA hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về khái niệm cũng như quy trình kiểm tra thuế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Học Viện TACA qua website taca.edu.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911