Thanh tra thuế là khái niệm không còn quá xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được chi tiết quy định của pháp luật về thanh tra thuế và kiểm tra thuế. Bài viết dưới đây, Học Viện TACA sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quát về thanh tra thuế cũng như nội dung của pháp luật kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế.
Kiểm tra và thanh tra thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của cơ chế quản lý thuế theo các mô hình chức năng. Đây là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến việc phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế nhằm đảm bảo luật thuế được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế và xã hội.
Theo pháp luật quản lý nước ta, định nghĩa về thanh tra thuế và kiểm tra thuế như sau:
Kiểm tra thuế là công việc mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ nộp thuế của người nộp thuế.
Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, thực hiện định kỳ với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng với quy mô lớn. Đánh giá việc người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế.
– Phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật cũng như thu thập chứng cứ xác minh hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
– Thanh tra và kiểm tra thuế không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
– Thanh tra và kiểm tra thuế phải tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Mỗi bên đều có quy định riêng nêu rõ mục đích, chức năng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hoạt động.
Xem thêm:
3.1. Kiểm tra thuế tại cơ quan thuế
Công chức thuế kiểm tra hồ sơ thuế của người nộp thuế và gửi đến cơ quan thuế theo pháp luật. Sau khi kiểm tra, công chức kiểm tra thuế xác nhận kết quả vào hồ sơ thuế.
Với các điều kiện:
– Người nộp thuế không giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu.
– Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thuế.
4.1. Đối tượng thanh tra thuế
– Thanh tra thuế theo kế hoạch: áp dụng với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần.
– Thanh tra thuế không theo kế hoạch với trường hợp:
4.2. Nội dung thanh tra
Luật quản lý thuế quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế, các nội dung cần có trong quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra, nhiệm vụ và quyền hạn của người thanh tra, nghĩa vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế và kết luận thanh tra thuế.
Đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân hoặc có tính chất phức tạp, Luật quản lý thuế quy định rõ các biện pháp: thu thập những thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, tạm giữ tài liệu và tang vật, khám nơi cất giấu tài liệu hoặc tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra thuế, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp phát hiện hành vi trốn thuế hoặc có dấu hiệu tội phạm.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc điều tra tội phạm thuế theo quy định của pháp luật.
Về chủ thể thanh tra và kiểm tra thuế được xác định là các cơ quan quản lý thuế, bao gồm: Tổng cục thuế, cục thuế, các chi cục thuế. Cơ quan hải quan gồm: Tổng cục hải quan, cục hải quan, các chi cục hải quan.
Về nội dung của việc thanh tra, kiểm tra thuế:
Chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế: cơ quan quản lý thuế (cơ quan thuế và cơ quan hải quan).
Đối tượng bị thanh tra thuế:
Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế: cơ quan quản lý thuế (cơ quan thuế và cơ quan hải quan).
– Đối tượng kiểm tra thuế: người nộp thuế.
Phạm vi tiến hành: thường được thực hiện thường xuyên và liên tục với nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra thích hợp với từng yêu cầu và đặc điểm của đối tượng. Kiểm tra thuế thực hiện tối đa không quá 5 ngày.
– Hình thức kiểm tra thuế:
– Vi phạm thủ tục thuế: xử phạt 2 năm kể từ khi hành vi vi phạm thực hiện.
– Những hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế: xử phạt 5 năm kể từ khi hành vi vi phạm thực hiện.
– Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, thuế trốn, thuế gian lận.
Xử lý vi phạm hành chính thuế
– Điều kiện:
– Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm về hành chính thuế: Nhân viên thuế đang thi hành công vụ, Đội trưởng đội thuế, Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục trưởng cục thuế, Chủ tịch UBND các cấp.
Như vậy những thông tin về thanh tra thuế trong bài viết trên đây đã được Học Viện TACA tổng hợp để cung cấp đến bạn đọc đầy đủ, hy vọng đã mang lại nhiều điều bổ ích.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911