Trích lập dự phòng nợ khó đòi là một vấn đề được thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn kế toán. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này đã được Nhà nước quy định cụ thể bằng văn bản quy phạm pháp luật. Hãy theo dõi bài viết của Học viện TACA để hiểu rõ về các quy định xoay quanh vấn đề trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Hiện nay, các cơ quan thuế vẫn chấp nhận các khoản trích lập chi phí dự phòng của doanh nghiệp nếu như những khoản này nằm trong mức quy định của Bộ Tài Chính.
Trên cơ sở quy định tại Thông tư 200/2014/Tt-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, chúng ta có thể hiểu dự phòng nợ phải thu khó đòi là “khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi“.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 2 Thông tư 228/2009/TT-BTC cũng giải thích thuật ngữ này như sau: “Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán“.
Từ đây có thể cả pháp luật về thuế và pháp luật về kế toán đều thống nhất khái niệm “dự phòng phải thu khó đòi” chính là khoản dự phòng nợ khó có khả năng hoặc không thể thu hồi, thanh toán.
Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức kế toán:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì đối tượng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện được quy định tại Điều này.
Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì những đối tượng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải đáp ứng các điều kiện sau để được trích lập dự phòng:
Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019 quy định về mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hạch toán dự phòng phải thu khó đòi như sau:
Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ, ghi:
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:
Như vậy, để đảm bảo dự phòng tổn thất cho các khoản nợ quá hạn thanh toán, nợ khó hoặc không có khả năng đòi được khi đến hạn thanh toán thì cuối năm kế toán lập danh sách các khoản công nợ phải thu theo từng nhóm hạn nợ phù hợp với mức trích lập dự phòng để tính toán được số tiền trích lập dự phòng hàng năm.
Trên đây là những quy định của pháp luật về trích lập dự phòng phải thu khó đòi mà Học viện TACA đã tổng hợp và biên tập. Hy vọng, những thông tin trong bài viết đã giúp bạn mở rộng vốn hiểu biết và hoàn thành tốt công việc của mình.
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911