Phân tích bảng cân đối kế toán giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính của mình, thể hiện tài sản, nợ phải trả của công ty và vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán cùng với báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là ba loại báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đọc và phân tích bảng cân đối kế toán chính xác là việc vô cùng quan trọng.
Nếu bạn trao cho một nhà quản lý giàu kinh nghiệm một tập tài liệu tài chính, thì thứ đầu tiên mà ông ấy sẽ tìm đến là báo cáo kết quả kinh doanh. Hầu hết các nhà quản lý đều giữ, hoặc đều muốn giữ “trọng trách lỗ lãi”. Họ có trách nhiệm “làm đẹp” các khoản lợi nhuận khác nhau. Họ biết, báo cáo kết quả kinh doanh là nơi mà cuối cùng hiệu quả công việc của họ sẽ được ghi lại. Bởi vậy, họ luôn nhìn vào nó trước nhất.
Bây giờ, ta hãy thử đưa tập báo cáo tài chính tương tự cho một chuyên viên ngân hàng, hay một nhà đầu tư có kinh nghiệm trên sàn chứng khoán, hay một thành viên quan trọng trong hội đồng quản trị. Báo cáo đầu tiên mà những người này luôn tìm xem sẽ là bảng cân đối kế toán. Thực tế là họ sẽ săm soi nó một lúc lâu. Sau đó, họ mới bắt đầu lật giở các trang khác, kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng họ luôn trở lại bảng cân đối kế toán.
Tại sao các nhà quản lý không làm như các chuyên gia? Tại sao họ chỉ giới hạn sự chú ý của mình đến bản báo cáo kết quả kinh doanh?
Chúng tôi cho rằng có ba lý do như sau:
Vậy thế nào là bảng cân đối kế toán? Bảng cân đối kế toán chẳng là gì khác ngoài một báo cáo về những gì doanh nghiệp có và nợ tại một thời điểm cụ thể. Con số chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp là “Vốn chủ sở hữu”. Cùng với mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời, doanh nghiệp còn có một mục tiêu khác nữa là gia tăng vốn chủ sở hữu. Và rất tình cờ, hai mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau.
Vốn chủ sở hữu là “phần góp vốn” của các cổ đông trong doanh nghiệp, theo cách đo lường của các nguyên tắc kế toán. Nó cũng lầ tổng số tiền mà các cổ đông bỏ ra cộng với bất kỳ khoản lợi nhuận nào mà DN thu được sau khi trừ hết các khoản lợi tức chia cho cổ đông.
Vậy, mối quan hệ ở đây là gì? Một trường hợp tương tự là khả năng sinh lời giống như điểm số mà bạn nhận được sau khóa học ở trường đại học. Bạn bỏ ra một học kỳ viết luận và thi cử. Cuối học kỳ, thầy cô kiểm tra kết quả học tập của bạn, và cho bạn điểm A- hoặc C+, hay một số điểm bất kỳ nào đó. Vốn chủ sở hữu giống như tổng điểm trung bình.
Báo cáo kết quả kinh doanh tác động đến bảng cân đối tương tự như cách tạo ra lợi nhuận trong một giai đoạn cụ thể, và số vốn trên bảng cân đối kế toán của bạn sẽ tăng. Khi bạn thua lỗ nó sẽ giảm. Theo thời gian, khoản mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán sẽ cho ta thấy “sự tích lũy lợi nhuận” hoặc thua lỗ còn lại của DN; dòng này được gọi là thu nhập (khoản lỗ) giữ lại, hoặc đôi khi là thu nhập (thâm hụt) tích lũy.
Tuy nhiên, ở đây, hiểu biết về bảng cân đối kế toán, cũng có nghĩa là hiểu biết về mọi giả định, ước tính lồng trong nó. Cũng như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, trên nhiều phương diện, là một tác phẩm nghệ thuật, chứ không đơn thuần là một công trình thanh toán.
Chính vì thế, chúng tôi đang có kế hoạch mở một workshop nho nhỏ về chủ đề “Phân tích và phát hiện rủi ro trên Báo cáo tài chính”. Không biết bạn có dành sự quan tâm? Nếu bạn dành sự quan tâm thì hãy cho chúng tôi biết ở comment bên dưới này nhé.
Tất cả nội dung TACA chia sẻ với bạn ở trên sẽ có trong chuyên đề “Kỹ thuật lập BCTC và đánh giá rủi ro trên BCTC”. Tại khóa học này bạn sẽ nhận được các giá trị:
+ Đọc hiểu toàn bộ BCTC, so sánh các loại BCTC phân tích để đưa ra quyết định
+ Nhận định các kỹ thuật gian lận trên BCTC
+ Rà soát chi tiết, tổng hợp từng phần hành trước khi lên BCTC
+ Đánh giá, đo lường rủi ro các nghiệp vụ đã hạch toán
+ Hoàn thiện bộ chứng từ cho từng phần hành.
Chuyên đề này sẽ giúp bạn kỹ năng rà soát các số liệu, cách tổng hợp nghiệp vụ chuẩn xác trước khi lên BCTC, đặc biệt là cách soát xét “bảng cân đối kế toán” và kiểm soát rủi ro trên đó.
XEM THÊM
Các hồ sơ cần soát xét khi làm quyết toán thuế TNCN cuối năm
7 Nguyên tắc vàng khi quyết toán thuế
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911