QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THAI SẢN MỚI NHẤT NĂM 2019:
Một trong những mối quan tâm đặc biệt của lao động nữ sẽ sinh con trong năm 2019 là mức tiền thai sản năm tới sẽ thay đổi thế nào? Thực tế, nếu mức lương cơ sở được điều chỉnh như dự kiến, tiền thai sản năm 2019 cũng sẽ tăng ít nhiều. Vậy:
?Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?
ĐIỀU KIỆN HƯỞNG,THỦ TỤC HỒ SƠ ,MỨC HƯỞNG VÀ THỜI GIAN HƯỞNG
Đối với Lao động nữ sinh con,Nhận nuôi con
Căn cứ pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ( Mục 2) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
I – Điều Kiện Hưởng
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Lao động nữ mang thai
Lao động nữ sinh con
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
–à Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì sẽ được hưởng chế độ thai sản
Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (quy định Mục 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.)
Người LĐ đủ 02 đk trên mà chấm dứt hợp đồngLĐ, hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ngoài ra, khi người lao động nữ sinh con đáp ứng điều kiện này mà chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng các chế độ thai sản quy định tại Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con, trợ cấp một lần khi sinh con, múc hưởng chế độ thai sản.
+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Mình nêu 02 ví dụ này để các bạn dễ hình dung nhé :
Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/1/2019 và tháng 01 /2019 có đóng BHXH thì : Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2018 đến tháng 1/2019.Nếu trong thười gian này chi A đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ theo quy định
Ví dụ 2: Tháng 7/2019,Chị B chấm dứt hợp đồng LĐ và sinh con ngày 12/12/2019 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2019.Nếu trong thời gian này chị B đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ theo quy định.
Đối với lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con:
Ngoài ra còn các chế độ khám thai, sẩy thai, Nạo hút thai , Chế độ của bố các bạn có thể tìm hiểu thêm tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng
NHƯ VẬY :
Khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì mức hưởng như sau :
VD : Bạn Tham gia BHXH với mức lương 8.000.000/tháng-à Mức hưởng chế độ thai sản là: 8.000.000*6= 48.000.000.
—TỔNG CỘNG 2 KHOẢN BẠN ĐƯỢC HƯỞNG LÀ: 48.000.000+2.780.000=50.780.000đ.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết chất lượng tại đây:
TACA – KIẾN TẠO SỰ NGHIỆP
Hiền Lương
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911