Nếu cấu trúc giá bán (doanh thu) của sản phẩm được chia thành:
Chi phí + Lợi nhuận
Chi phí được chia nhóm theo thuộc tính:
Định phí (Fixed cost)
Biến phí (Variable cost)
Lưỡng tính (Semi cost)
Thì sự biến động của doanh thu và chi phí được mô phỏng như sau:
Chúng ta thấy, khi doanh thu biến động:
Định phí không đổi
Biến phí biến đổi tỷ lệ tương ứng với doanh thu
Chi phí lưỡng tính biến đổi theo doanh thu nhưng với mức độ chậm hơn biến phí, nhanh hơn định phí
=> Vậy khi doanh thu tăng, phần lợi nhuận (Net income) tăng lên do:
Tiết kiệm định phí: Vì phần chi phí này không tăng lên khi doanh thu tăng.
Có thể tiết kiệm biến phí: Vì trong điều kiện sản xuất số lượng nhiều, hao hụt nguyên vật liệu giảm đi do trình độ tay nghề tăng lên…
Tiết kiệm được chi phí lưỡng tính: Vì chi phí này chứa 2 thuộc tính: Biến phí và Định phí. Trong thực tế người ta có thể tách chi phí này ra thành 2 phần để quản trị
Ngược lại, khi doanh thu giảm, lợi nhuận sẽ giảm nhiều vì:
Định phí không giảm theo kịp: Đã đầu tư máy móc, đã trả phí tiền thuê….
Biến phí không giảm tương ứng với doanh thu: Do hàng tồn kho bị hư hỏng, hủy hàng…
Tương tự với chi phí lưỡng tính…
Làm sao kiểm soát chi phí lưỡng tính?
Để quản lý bất kỳ nhân tố nào, cần có kiến thức và hiểu các thuộc tính của nhân tố đó. Tương tự việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp cũng.
Thực chất chi phí chỉ có 2 thuộc tính:
Cố định (Fixed cost)
Biến đổi (Variable cost)
Thường chỉ nhắc đến 3 loại thuộc tính; tuy nhiên trong thực tế còn gặp một loại thuộc tính nữa đó là lưỡng tính (Mixed cost). Bản chất của loại chi phí này được cấu thành từ 2 loại chi phí trên.
Để quản trị, người ta tách chi phí lưỡng tính thành 2 loại chi phí cố định và chi phí biến đổi theo phương pháp (High low method).
(Tổng chi phí tại mức sản lượng cao nhất – Tổng chi phí tại mức sản lượng thấp nhất)/ (Mức sản lượng cao nhất – Mức sản lượng thấp nhất)
Tổng định phí =
(Tổng chi phí – Tổng biến phí)
Đây cũng chính là 1 trong những lý do doanh nghiệp mong muốn tăng trưởng doanh thu bằng mọi giá.
Vậy tăng trưởng doanh thu tỷ lệ bao nhiêu % là hợp lý?
Tăng trưởng nhanh quá có hẳn là tốt hay không?
Nhiều doanh nghiệp ngày ngày tìm kiếm những cách thức để đẩy mạnh doanh số bán hàng và mang doanh số bán hàng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên sự gia tăng doanh số lại thường đi kèm với sự báo động của việc quản lý. Nhất là giai đoạn tăng trưởng nóng, khi mà doanh nghiệp chưa sẵn sàng nguồn lực để đáp ứng sự tăng trưởng này.
Trên thực tế các ông chủ thường tận dụng lợi thế thị trường để mở rộng quy mô. Tuy nhiên sự mở rộng này cần phải được dựa trên khả năng nội tại của doanh nghiệp cũng như sự cần thiết của việc mở rộng.
Huy động vốn
Tăng trưởng quá nhanh đồng nghĩa với việc tiêu hao nhanh chóng các nguồn lực về tài chính, có nghĩa là áp lực “tiền lấy ở đâu” luôn thường trực. Nhiều ông chủ chọn cách đi vay, tuy nhiên nếu tăng trưởng là không bền vững thì rủi ro không trả được nợ là vô cùng nguy hiểm. Dẫn tới mất cân đối nguồn vốn, tính thanh khoản kiệt quệ.
Các khoản phải thu
Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường phải đối mặt với vấn đè quản trị các khoản nợ của khách hàng. Mặc dù doanh thu tăng lên không những nhưng nếu việc thu nợ từ các khách hàng không phù hợp và kịp thời thì doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái mất cân đối dòng tiền.
Chất lượng dịch vụ
Khách hàng nhiều hơn có nghĩa là đòi hỏi về chất lượng dịch vụ khắt khe hơn. Tuy nhiên khi mở rộng quy mô thì việc quản lý lại khó kiểm soát hơn.
Khả năng quản trị
Khi có quá nhiều thứ phải quan tâm thì mức độ quan tâm của ông chủ đến từng chi tiết sẽ ít đi, đòi hỏi cần có nhiều cánh tay và khối óc trợ giúp cho sự tăng trưởng mới. Điều đó có nghĩa là cần phải thuê và đào tạo những nhân viên quản lý có năng lực thực sự phục vụ cho sự tăng trưởng. Ngay bản thân chủ doanh nghiệp cũng phải có bản lĩnh đương đầu với nhiều vấn đề cùng lúc và đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Khả năng thu thập và xử lý thông tin nội bộ cần phải kịp thời và phù hợp (các thông tin liên quan đến chi phí, ngân sách, cạnh tranh, hàng tồn kho, dòng tiền, doanh số…). Muốn vậy khi mở rộng quy mô thì việc tái cơ cấu hoạt động hệ thống là cần thiết.
Chi phí tăng cao
Tốc độ gia tăng chi phí tăng lớn hơn tốc độ tăng trưởng về doanh thu sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận sụt đi thì việc huy động nguồn vốn cho hoạt động ngày càng phình ra của doanh nghiệp là không dễ vì khó mà thuyết phục các nhà đầu tư. Chi phí tăng cao dẫn đến tình trạng căng thẳng trong việc chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp phải hãm phanh việc tăng trưởng để hệ thống không rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Tuy nhiên đây là một quyết định khó bởi các ông chủ luôn muốn mở rộng hơn là chỉ muốn duy trì trạng thái hiện tại. Vì thế để cân bằng giữa sự tăng trưởng và quản trị, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch quản lý cùng lúc và gắn liền với kế hoạch kinh doanh vốn biến động trong từng giai đoạn.
Nâng cao các kiến thức về doanh nghiệp tại khoá học: