TACA xin cung cấp tài liệu ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán phần thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Chúc bạn thành công vượt qua kì thi CPA.
Luật hợp nhất số: 19/VBHN – VPQH ngày 11/12/2014
Nghị định hợp nhất Số: 09/VBHN-BTC ngày 26/05/2015
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam
(2) Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
(3) Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Theo luật thuế Tài nguyên: Tính lũy tiến theo sản lượng khai thác bình quân ngày
+ 60% nộp thuế tài nguyên bằng tiền: Giá tính thuế tại thời điểm kê khai
+ 40% nộp thuế tài nguyên bằng dầu thô: Khi bán ra thì mới bán
-> Nên khi xuất khẩu phần dầu thô của NN thì không đánh thuế XK nữa: Từ túi NN này sang túi NN kia
(1) Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(2) Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
(3) Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới VN
(4) Người có hàng hóa được miễn thuế NK, XK khi thay đổi mục đích
b. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế:
(1) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế XK,NK
(2) DN cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế XKNK cho đối tượng nộp thuế
(3) Ngân hàng, tổ chức tín dụng
(4) Người được chủ hàng hóa ủy quyền
Trường hợp áp dụng thuế suất
Trường hợp áp dụng thuế suất tuyệt đối
Trường hợp tính thuế hỗn hợp
Căn cứ vào: Trị giá tính thuế và thuế suất
Thuế suất chỉ cần nhớ nguyên tắc thuế suất thôi
Giá tính thuế xuất khẩu
Trị giá tính thuế xuất khẩu: Giá bán hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và vận tải quốc tế ( Giá xuất tại cửa khẩu Việt Nam)
Nếu đề bài cho giá CIF tại Singapore là 100.000 đồng, chi phí bảo hiểm, chi phí vận tải quốc tế là 30.000>> Giá xuất khẩu là 70.000$
Giá tính thuế nhập khẩu
Lưu ý:
(1) Trị giá tính thuế nhập khẩu: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên tại Việt Nam
Nguyên tắc: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết
– Nếu giá tôi mua ghi trên hợp đồng là giá FOB, thì khi tính thuế Nhập khẩu giá tính thuế nhập khẩu phải cộng cả phí bảo hiểm và vận tải quốc tế
– Nếu giá tôi mua tính đến kho doanh nghiệp thì khi tính thuế nhập khâur giá tính thuế nhập khẩu phải trừ các chi phí từ cảng đến kho doanh nghiệp
6 phương pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu
1. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
Thực tế bao nhiêu thì tính bấy nhiêu
Lưu ý: Điều kiện áp dụng phương pháp này:
– Người mua không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào sau khi bán lại hàng hóa NK
– Người mua không bị hạn chế quyền hạn
– Giá cả hàng hóa không bị phụ thuộc vào các yếu tố khác
– Người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt
Quay lại áp dụng các phương pháp treen nhưng với các điều kiện nới lỏng hơn.
Lưu ý: Phải nhớ
– Nếu đề cho giá tính thuế X đồng -> Lấy X là giá tính thuế luôn.
– Nếu đề cho giá tính đến cửa khẩu đầu tiên là Y đồng -> Lấy Y là giá tính thuế.
– Cho giá FOB -> Tính ra giá CIF để tính thuế.
Thời điểm xác định giá tính thuế: Ngày đăng ký tờ khai hải quan
Tỷ giá quy đổi: Tỷ giá mua vào của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vào ngày thứ 5 tuần trước liền kề
– Để cho hẳn tỷ giá tính thuế -> OK lấy luôn
Bẫy: Cho cả tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra -> Tỷ giá mua vào
Bẫy: Cho cả tỷ giá mua vào bằng tiền mặt. Tỷ giá mua vào chuyển khoản -> Chuyển khoản
>>Tham khảo: Bài tập ôn thi CPA: Bài tập môn thuế và quản lý thuế nâng cao (Tính thuế giá trị gia tăng)
– Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu
– Có 3 nhóm thuế suất thuế Nhập khẩu:
(1) Thuế suất ưu đãi
Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
(2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt
Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
(3) Thuế suất thông thường
Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
“Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế XNK để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường”.
Bẫy: Bẫy thì chỉ cho thuế suất ưu đãi nhuwng mặt hàng chịu thuế suất thông thường -> 150% thuế suất ưu đãi.
Số tiền thuế XNK phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên 1 đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Mức thuế tuyệt đối tính trên 1 đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế do chính phủ quy định.
Số tiền thuế XNK phải nộp theo phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối như trình bày tại mục 2.1.1 và 2.1.2 nêu trên
Nguyên tắc chung: Thỏa mãn mục đích nhất định thì được miễn thuế, giảm thuế
– Tạo điều kiện hỗ trợ mục đích xã hội.
Lưu ý:
– Giảm thuế chỉ có một trường hợp là: Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu bị tổn thất do nguyên nhân khách quan trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan thì được giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất của hàng hóa.
– Chỉ giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu -> Mà không giảm các thuế ăn theo sau đó như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGt
– Nguyên tắc: Khai thuế theo từng lần xuất khẩu, nhập khẩu
– Hồ sơ khai thuế: Hồ sơ hải quan
– Tờ khai hải quan có giá trị 15 ngày
– Phải nộp xong thuế trước khi thông quan, trừ trường hợp được bảo lãnh (thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh tối đa 30 ngày)
Nhận ủy thác:
– Đã nộp thay: Giá trên hóa đơn là giá đã có thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu
– Chưa nộp thay: SỬ dụng phiếu đi đường kiêm vận chuyển nội bộ
Lưu ý bài tập
Dạng 1: Bài có nhập khẩu, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Bước 1: Tính tại khâu nhập khẩu, xuất khẩu:
Tính theo từng nghiệp vụ hết tất cả các loại thuế: Thuế NK, XK, GTGt
Bước 2: Tính thuế GTGT nội địa
– Xác định thuế GTGT đầu ra theo từng nghiệp vụ
– Xác định thuế GTGt đầu vào theo từng nghiệp vụ ( xem xét điều kiện khấu trừ thuế)
Với kiến thức thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà TACA chia sẻ các bạn sẽ ôn thi hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao!
Mời bạn xem thêm các nội dung hữu ích:
Đề thi CPA 2019: Thuế và quản lý thuế nâng cao (đề lẻ)
Ôn thi CPA và chứng chỉ hành nghề kế toán phần thuế TNDN (phần 2)
Sách luyện thi CPA môn Thuế và quản lý thuế nâng cao
TACA – Đào tạo ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán!
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911