Đáp án CPA 2018: Kế toán tài chính – Kế toán quản trị nâng cao
Đề thi CPA thường rất dài và khó với 7 môn thi chuyên ngành. Với mong muốn giúp các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi CPA, Học viện TACA xin tiếp tục chia sẻ đề thi chính thức môn thi Phân tích hoạt động tài chính nâng cao (đề lẻ).
Các bạn cũng rất nên tham khảo đề thi CPA các năm 2011 đến 2019 trong kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán. Theo khảo sát của chúng tôi, nếu bạn làm được hết đến 80% đề thi của các năm, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã nắm chắc trong tay chiếc “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa kỳ thi CPA!
Đề Chẵn:
Câu 3: Dạng bài tập kế toán tính toán, định khoản các chỉ tiêu
[Yêu cầu 1]
Theo quy định kế toán: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bảo gồm giá mua, các khoản thuế không hoàn lại, các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Ví dụ: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử , lệ phí trước bạ.
Trong tình huốn này, các chi phí phát sinh trực tiếp đến tài sản bao gồm:
- Giá mua dây chuyền sản xuất: ($32000 – $51000)* 23550 = 730050000
Giá mua phụ tùng đi kèm: $1000*$23550 = 23550000
Tỷ giá sử dụng là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại: 23550000 VND/USD
(ii) Tổng các chi phí mua liên quan: 150,4 tr + 80,94 tr + 15 tr = 246,34 tr
Thuế nhập khẩu: $32000*20%*23500 = 150,4 tr ( Thông tin bổ sung về tỷ giá tính thuế nhập khẩu đang ghi là: 23500)
Chi phí vận chuyển nội địa: 80,94 tr
Chi phí lắp đặt, chạy thử: 15 tr
Thuế GTGT: ($32000 * 23500 + 150,4 tr) *10% = 90,24 tr
(iii) Phân bổ chi phí cho dây chuền sản xuất và phụ tùng đi kèm:
Dây chuyền sản xuất: 24634000*730050000/(730050000 + 23550000) = 238641875
Phụ tùng đi kèm: 246340000*23550000/(730050000 + 23550000) = 7698125
(iv) Xác định nguyên giá và khấu hao:
Giá trị ghi nhận ban đầu của dây chuyền sản xuất: 730050000 + 238641875 = 968691875
Mức khấu hao năm 2017 của dây chuyền sản xuất: 968691875/15 năm*10/12 = 53816215
Giá trị ghi nhận ban đầu của phụ tùng đi kèm: 23550000 + 7698125 = 31248125
Mức khấu hao năm 2017 của phụ tùng đi kèm: 31248125/15 năm *10/12 = 1736007
Đề thi CPA 2019: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (đề lẻ)
[Yêu cầu 2] Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu:
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ có thể chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Các chi phí làm thay đổi nguyên giá TSCĐ:
- Xây lắp, trang bị thêm TSCĐ
- Thay đổi bộ phận của TSCĐHH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng.
- Cải tiến bộ phận của TSCĐHH làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản.
- Tháo dỡ 1 số bộ phận của TSCĐ.
Nhóm 2: Các chi phí khong làm thay đổi nguyên giá TSCĐ. Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường… được ghi nhận vào chi phí phát sinh trong kỳ.
Trong tình huống đề bài:
Chi phí lắp thêm bọ điều khiển tự động cần được ghi tăng nguyên giá dây chuyền sản xuất: 88600000 + 5000000 = 93600000
Chi phí bảo dưỡng phát sinh năm 2018: 6500000 cần ghi luôn vào chi phí trong kỳ.
Giá trị mới của dây chuyền trên BCTC năm 2018: 968691875 + 93600000 = 1062291875
Chi phí khấu hao trong năm 2018 cho giai đoạn trước lắp đặt bộ điều khoản (1.1.2018 – 40.4.2018): 968691875/15 năm*4/12 = 21526486
Giá trị cò lại của tài sản trước khi lắp thêm thiết bị mới: 1062291875 – (53816215 + 21526486) = 986949174
Thời gian khấu hao mới: 15 năm.
Chi phí khấu hao mới cho giai đoạn còn lại năm 2018 (1.5.2018 – 31.12.2018): (968949174 + 93600000)/15*8/12 = 48024408
Tổng chi phí khấu hao của dây chuyền sản xuất trong năm 2018: 21526486 + 48024408 = 69550894
Câu 4: Dạng bài tập kế toán “ Hợp nhất BCTC”
[1] Bút toán điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2016
GD1: Mẹ bán hàng tồn kho cho con là TSCĐ
NV1. Điều chỉnh Write-off giao dịch bán hàng hóa & công nợ nội bộ
DR Doanh thu: 5 tỷ
CR Giá vốn hàng bán: 4 tỷ
CR Nguyên giá TSCĐHH: 1 tỷ
Nợ 331/ Có 131: 55 tỷ
NV2. Điều chỉnh chi phí khấu hao theo giá gốc
DR HMLK/ CR Chi phí quản lý: (5 tỷ – 4 tỷ)/5*9/12 = 0,15 tỷ.
NV3. Ghi nhận Tài sản thuế TNDNHL:
DR Tài sản thuế TNDNHL / CR Chi phí thuế TNDNHL: (4,25 tỷ – 3,4 tỷ)*20% = 0,17 tỷ
Cơ sở tính thuế của tài sản (BCTC riêng của công ty con): 5 tỷ – 5 tỷ / 5 năm *9/12 = 4,25 tỷ.
Cơ sở kế toán của tài sản (BCTC hợp nhất): 4 tỷ – 4 tỷ/5 năm*9/12 = 3,4 tỷ
NV4. Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh
DR LNSTCPP / Cr Lợi nhuận sau thuế TNDN: 0, 68 tỷ.
[2] Bút toán điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2017
DR LNSTCPP / CR Lợi nhuận sau thuế TNDN: 0,68 tỷ
[2] Bút toán điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2017
GD1.
Ghi nhận lại các bút toán đã ghi nhận năm 2016
DR LNSTCPP / CR Nguyên giá TSCĐHH: 1 tỷ
DR HMLK / CR LNSTCPP: 0,15 tỷ
DR Tài sản sau thuế TNDNHL / CR LNSTCPP: 0,17 tỷ
Ghi nhận bút toán điều chỉnh năm 2017
Điều chỉnh chi phí khấu hao theo giá gốc: DR HMLK / CR Chi phí quản lý: (5 tỷ – 4 tỷ)/5 = 0,2 tỷ.
Ghi nhận Tài sản thuế TNDNHL: DR Chi phí thuế TNDNHL / CR Tài sản thuế TNDNHL: 0,17 tỷ – 0,13 tỷ = 0,04 tỷ.
Cơ sở tính thuế của tài sản (BCTC riêng của công ty con): 5 tỷ – 5 tỷ/5 năm*(9/12 +1) = 3,25 tỷ.
Cơ sở kế toán của tài sản (BCTC hợp nhất): 4 tỷ – 4 tỷ/5 năm*(9/12 +1) = 2,6 tỷ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại còn ghi nhận cuối năm 2017: (3,25 tỷ – 2,6 tỷ)*20% = 0,13 tỷ.
GD2: Công ty con trả cổ tức.
DR Doanh thu tài chính / CR LNSTCPP: 3 tỷ
GD3: Công ty con bán hàng cho Mẹ
NV1. Write-off giao dịch nội bộ công ty con đã ghi nhận
DR doanh thu: 3,6 tỷ
CR Giá vốn hàng bán: 3 tỷ
CR hàng tồn kho: 0,6 tỷ
NV2. Điều chỉnh giá vốn & hàng tồn kho công ty mẹ đã ghi nhận theo giá gốc.
DR Hàng tòn kho / CR Giá vốn hàng bán: (3,6 tỷ – 3 tỷ)*60% = 0,36 tỷ.
NV3. Ghi nhận tài ssran thuế TNDN hoãn lại phát sinh
DR Tfai sản thuế TNDNHL / CR Chi phí thuế TNDNHL: (1,44 tỷ – 1, 2 tỷ)*20% = 0,048 tỷ.
Cơ sở tính thuế của HTK (BCTC riêng công ty mẹ): 3,6 tỷ*40% = 1,44 tỷ
Cơ sở kế toán của HTK (BCTC hợp nhất) = 3 tỷ*40% = 1,2 tỷ
NV4. Điều chỉnh ảnh hưởng của Giao dịch con bán hàng cho mẹ đến BCI
DR Lợi ích của cổ đông thiểu số (BS) / CR LNST của cổ dông thiểu số: (-3,6 + 3 + 0,048)*25% = 48 triệu.
GD4. Công ty con tạm ứng cổ tức.
DR lợi ích của cổ đông thiểu số (BS) / CR LNSTCPP: 5 tỷ*25% = 1,25 tỷ
DR Doanh thu tài chính / CR LNSTCPP: 5 tỷ*75% = 3,75 tỷ
Câu 5: Dạng bài tính giá thành.
Bước 1: Phân tích đề bài
- Đề bài yêu cầu lập báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Nghĩa là giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Cụ thể
600 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (570 sp đạt tiêu chuẩn và 30 sp hỏng) sẽ bao gồm: 100sp dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 500 sản phẩm bắt đầu sãn uất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 30 sp hỏng theo đề bài thuộc sp sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 470sp bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi pí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:
- Các sp dở dang đầu kỳ & hoàn thành trong kỳ.
- Các sp sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.
- Các sp sản xuất trong kỳ & bị hỏng ngoài định mức.
- Các sp sản xuất trong kỳ và dở dang cuối kỳ (bao gồm sp dở dang hỏng)
- SP dở dang chưa hoàn thành được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.
- Lưu ý về các thông tin khá:
- SP hỏng ngoài định mức: không được tính vào chi phí phân bổ tính giá thành sp nên cần được tách riêng.
- Chi phí NVL vượt định mức phải loại ra khỏi chi phí sx tính vào giá thành sp.
- Chi phí SXC cố định phát sinh do hoạt động dưới công suất bình thường: phải loại ra khỏ chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm.
Bước 2: Lập báo cáo sản xuất theo phương phát NTXT
Chỉ tiêu | Tổng khối lượng/ Chi phí | Khối lượng tương đương/Chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương | ||||
Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ | 100 | 40 | 60 | 60 |
Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 470 | 470 | 470 | 470 |
Khối lượng sp hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM | 30 | 30 | 30 | 30 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 150 | 120 | 90 | 90 |
Khôi lượng sp dở dang bị hỏng ngoài ĐM | 50 | 40 | 30 | 30 |
Tổng cộng | 700 | 680 | 680 | |
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị | ||||
Chi phí hát sinh trong kỳ | 7880000 | 4620000 | 1360000 | 1900000 |
Chi phí sản xuất vượt định mức | 420000 | 420000 | ||
Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường | 200000 | 200000 | ||
Tổng chi phí phát sinh được tính vào giá thành sp | 7260000 | 4200000 | 1360000 | 1700000 |
Chi phí đơn vị [B/A] | 6000 | 2000 | 2500 | |
C. Cân đối chi phí | ||||
(i) Nguồn chi phí đầu vào | ||||
Chi phí dở dang đầu kỳ | 642000 | 372000 | 126000 | 144000 |
Chi phí phát sinh trong kỳ | 7260000 | 4200000 | 1360000 | 1700000 |
Tổng cộng | 7902000 | 4572000 | 1486000 | 1844000 |
(ii) Phân bổ chi phí đầu ra | ||||
Tính cho khối lượng sp dở dang đầu kỳ hoàn thành trong kỳ | 1152000 | 612000 | 246000 | 294000 |
Kỳ trước | 372000 | 126000 | 144000 | |
Kỳ này | 240000 | 120000 | 150000 | |
Chi phí dở dang cuối kỳ | 1125000 | 720000 | 180000 | 225000 |
Giá thành sp bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 4935000 | 2820000 | 940000 | 1175000 |
Chi phí sản xuất sp ngoài định mức | 690000 | 420000 | 120000 | 150000 |
Tổng cộng | 7902000 | 4572000 | 1486000 | 1844000 |
Đề thi CPA 2019: Kế toán & Kế toán quản trị nâng cao (đề chẵn)
ĐỀ LẺ
Câu 3: Dạng bài về từng chủ đề
[Yêu cầu 1]
Theo quy định kế toán: Tài sản cần được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bao gồm giá mua, các khoản thuế không hoàn lại, các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Ví dụ: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…
Các phụ tùng đi kèm cần được xem xét và ghi nhận riêng là TSCĐ hoẵ HTK tùy tình huống.
Trong trường hợp này:
- Giá mua máy thi công: 64600/(1 + 10%) = 58727 (Đây là giá mua nên đã bao gồm trị giá phụ tùng đi kèm)
- Giá trị máy th công: 58727 – 45 = 58682
- Giá mua phụ tùng đi kèm: 45
- Tổng các chi phí mua liên quan: 200
Phân bổ chi phí cho máy thi công & phụ tùng:
Máy thi công 200*58682/58727 = 199,84
Phụ tùng đi kèm: 200 – 199,84 = 0,16
- Xác định nguyên giá và khấu hao
- Giả sử các phụ tùng đi kèm thỏa mãn các điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố định riêng biệt
Giá ghi nhận bao đầu của máy thi công: 58881,84 / 20 năm * 11/12 = 2698,75
Giá trị ghi nhận ban đầu của phụ tùng đi kèm: 45 + 0,16 = 45,16
Mức khấu hao năm 2016 của phụ tùng: 45,16 / 20 năm *11/12 = 2,07
Tổng chi phí khấu hao năm 2016: 2698,75 + 2,07 = 2700,82
[Yêu cầu 2] Mua toàn văn phòng bằng cách trao đổi tài sản không tương tự:
Theo quy định:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trự ctieesp đến việc tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Trong tình huống
Giá trị hợp lý của tòa văn phòng: 51000
Chi phí trao đổi tài sản: 75
Giá trị ghi nhận ban đầu của tòa văn phòng: 51075
Giá trị còn lại của máy thi công tại ngày trao đổi:
58881,84 – 58881,84/20*(11/12 +9/12) = 53975
Số tiền công ty A&B thanh toán cho An Bình: 2500
Thu nhập từ hoạt động trao đổi tài sản: 51000 + 2500 – 53975 – 75 = 550 triệu
Công ty An Bình bị lỗ 550 triệu
Câu 4: Dạng bài tập kế toán “ Hợp nhất BCTC”
Tỷ lệ sở hữu của XT tại ANT là: 2 triệu cổ phiếu / (80 tỷ/10000) = 25%
Khoản đầu tư của XT tại ANT là khoản đầu tư vào công ty liên kết
- Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2016
- Giá trị khoản đầu tư được ghi nhận trên BCTC riêng của XT năm 2016 theo “giá gốc” là 64 tỷ.
Trong năm 2016, XT đã nhận được cổ tức của ANT cho năm 2015: 16 tỷ*25% = 4 tỷ. Khoản này cần ghi giảm vào giá trị khoản đầu tư do là giai đoạn trước đầu tư.
Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31.12.2016: 64 tỷ – 4 tỷ = 60 tỷ
- Tập hợp điều chỉnh
Loại điều chỉnh | Số tiền |
Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT | 20 tỷ*25% = 5 tỷ |
Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết | |
Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau này đầu tư | 10 tỷ*25% = 2,5 tỷ |
Phân bổ chênh lệch giữa GTHL>GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT | (25 tỷ – 20 tỷ)/10 năm*25% = 0,125 tỷ |
Tổng hợp ảnh hưởng của cac điều chỉnh | 5 tỷ – 2,5 tỷ – 0,125 tỷ = 2,375 tỷ |
[Bút toán 1]
Nợ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Cổ phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 2,375 tỷ
[Bút toán 2]
Nợ chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” 2,375 / Có chỉ tiêu “ lợi nhuận chưa phân phối”: 2,375 tỷ
- Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2017
- Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31.12.2017: 60 tỷ
- Tập hợp điều chỉnh
Năm 2017, XT (nhà đầu tư) bán cho ANT (công ty liên kết) 1 lô hàng. Giá vốn 5 tỷ và giá bán chưa có VAT là 6 tỷ. Cuối năm 2017, 100% hàng còn tồn kho ANT. Giao dịch này thuộc trường hợp 1 nêu trên. Các bút toán điều chỉnh cần thực hiện như sau:
[Bút toán 3]
Nợ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 6 tỷ*25% = 1,5 tỷ
Có gá vốn hàng bán: 5 tỷ*25% = 1,25 tỷ
Có Doanh thu chưa thực hiện: (6 tỷ – 5 tỷ)*25% = 0,25 tỷ
[Bút toán 4] Nợ tài sản thuế thu nhập hoãn lại / Có chi phí thuế TNDN hoãn lại: 0,25 tỷ*20% = 0,05 tỷ
Loại điều chỉnh | Số tiền |
Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT | 25 tỷ*25% = 6,25 tỷ |
Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết | |
Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau này đầu tư | 0 |
Phân bổ chênh lệch giữa GTHL>GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT | (25 tỷ – 20 tỷ)/10 năm*25% = 0,125 tỷ |
Tổng hợp ảnh hưởng của cac điều chỉnh | 6,25 tỷ – 0,125 tỷ = 6,125 tỷ |
[Bút toán 5] Nợ đầu tư vào công ty liên doanh liên kết / Có phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 6,125 tỷ
- Năm 2017 cần ghi lại các điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2016:
[Bút toán 6] Nợ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / Có chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối”: 2,375 tỷ
[Bút toán 7] Tổng hợp ảnh hưởng tới lợi nhuận nhăm 2017 = 6,125 – 0,25 + 0,05 = 5,925
Nợ chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế TNDN” / Có chỉ tiêu “lợi nhuận chưa phân phối”: 5,925
Câu 5: Dạng bài tính giá thành
[Yêu cầu 1] Xác định khói lượng tương đương sp X Theo phương pháp bình quân
Theo phương pháp bình quân, khối lượng tương đương bao gồm:
- Khối lượng sp hoàn thành trong kỳ
- Khối lượng sp hỏng
- Khối lượng tương đương của sp dang dở cuối kỳ
Áp dụng trong tình huống:
Chỉ tiêu | Tổng khối lượng/ Chi phí | Khối lượng tương đương/ chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
Khối lượng sp hoàn thành trong kỳ | 480 | 480 | 480 | 480 |
Khôi lượng sp hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM | 20 | 20 | 20 | 20 |
Khôi lượng dở dang cuối kỳ | 100 | 60 | 40 | 40 |
Tổng cộng | 560 | 540 | 540 |
[Yêu cầu 2] Lập báo cáo sản xuất sp X theo phương pháp nhập trước xuất trước
Bước 1: Phân tích đề bài
- Đề bài yêu cầu Lập báo cáo sản xuất sp theo phương pháp nhập trước xuất trước. Nghĩa là giá trị sp hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Cụ thể:
500 sp hoàn thành trong kỳ (480 sp đạt tiêu chuẩn và 20 sp hỏng) sẽ bao gồm: 80 sp dở dang đầu kỳ hoàn thành trong kỳ và 420sp bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 20sp hỏng theo đề bài là thuộc sp sản xuất trong kỳ. Như vậy chỉ còn 400 sp được sản xuất trong kỳ và hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:
- Các sp dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ
- Các sp sản xuất trong kỳ và hoàn thành nhập kho trong kỳ.
- Các sp sản xuất trong kỳ và bị hỏng ngoài định mức
- Các sp sản xuất trong kỳ và dở dang cuối kỳ.
- Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tượng đương sang thành sp theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.
Bước 2: Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Chỉ tiêu | Tổng khối lượng/Chi phí | Khối lượng tương đương/Chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương | ||||
Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ | 80 | 24 | 40 | 40 |
Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 400 | 400 | 400 | 400 |
Khối lượng sp hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài định mức | 20 | 20 | 20 | 20 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 100 | 60 | 40 | 40 |
Khối lượng sp dở dang hỏng ngoài định mức | – | – | – | – |
Tổng cộng | 504 | 500 | 500 | |
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị | ||||
Chi phí phát sinh trong kỳ | 5274000 | 3024000 | 1000000 | 1250000 |
Chi phí sx vượt định mức | – | – | – | – |
Chi phí sản xuất do hoạt động dưới công suất bình thường | – | – | – | – |
Tổng chi phí phát sinh tính vào giá thành sp | 5274000 | 3024000 | 1000000 | 1250000 |
Chi phí đơn vị (B/A) | 10500 | 6000 | 2000 | 2500 |
C. Cân đối chi phí | ||||
(i) Nguồn chi phí đầu vào | ||||
Chi phí dở dang đầu kỳ | 535200 | 347200 | 84000 | 104000 |
Chi phí phát sinh trong kỳ | 5274000 | 3024000 | 1000000 | 1250000 |
Tổng cộng | 5809200 | 3371200 | 1084000 | 1354000 |
(ii) Phân bổ chi phí đầu ra | ||||
Tính cho khối lượng sp dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ | 859200 | 491200 | 164000 | 204000 |
– Kỳ trước | 535200 | 347200 | 840000 | 104000 |
– Kỳ này | 324000 | 144000 | 800000 | 100000 |
Chi phí dở dang cuối kỳ | 540000 | 360000 | 800000 | 100000 |
Giá thành sp bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 4200000 | 2400000 | 800000 | 1000000 |
Chi phí sản xuất sp hỏng ngoài định mức | 210000 | 120000 | 40000 | 50000 |
Tổng cộng | 5809200 | 3371200 | 1084000 | 1354000 |
Xem thêm:
- Khóa luyện thi CPA/APC tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
- Khóa ôn thi Chứng chỉ hành nghề kế toán
- Sách luyện thi CPA môn Kế toán tài chính – kế toán quản trị nâng cao
- Sách cẩm nang ôn thi CPA, APC – Bí kíp đã kiểm chứng thi đậu CCHN
TACA – Đào tạo ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán!