Kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên (CPA) đợt 2 năm 2019 do Bộ Tài Chính tổ chức đã chính thức diễn ra vào ngày 21-22/12/2019 (Thứ 7 và Chủ nhật) vừa qua. Cũng như mọi năm, đề thi năm nay được đánh giá là dài và khó với nhiều câu hỏi hóc búa.
Với mong muốn giúp các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi CPA, Học viện TACA xin chia sẻ đề thi chính thức môn thi Kế toán và Kế toán quản trị nâng cao (đề chẵn). Chúng tôi cũng đã đăng tải Đề lẻ của môn thi này.
TACA sẽ tiếp tục cập nhật đề thi chính thức của những môn khác trong thời gian sớm nhất.
HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN & KẾ TOÁN VIÊN NĂM 2019
MÔN THI: KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO – ĐỀ LẺ
(Thời gian làm bài 180 phút)
Câu 1 (2 điểm):
Công ty có phần thương mại Binh Minh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu sau:
Ngày 1/3/2018, công ty nhập khẩu một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng trị giá 15.000 USD, chưa thanh toán. Thuế suất nhập khẩu và thuế GTGT đều là 10%.
Tỷ giá thực tế mua/bán tại ngày giao dịch lần lượt là 22.710/22.780 VND/USD, tỷ giá bao gồm thuế GTGT 10%.
Chi phí lắp đặt và chạy thử chỉ bằng tiền mặt 3.000.000đ. Phụ tùng tặng kèm theo thiết bị có giá trị hợp lý 500 USD. Thời gian sử dụng của thiết bị dự kiến là 10 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng, đã bàn giao để sử dụng.
Xác định giá trị ghi nhận ban đầu của các tài sản trong tình huống này (nêu rõ phân loại tài sản theo các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính) và tính khấu hao năm 2018 (biết giá trị thanh lý ước tính là 2.000.000đ).
Ngày 1/11/2019, công ty trao đổi (ngang giá |thiết bị trên ấy một lô hàng hóa (nhập vào kho), giá trị trao đổi chưa thuế là 300.000.000đ, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển thiết bị và hàng hóa chỉ bằng tiền mặt lần lượt là 2.000.000đ và 1.500.000đ. Xác định giá trị lô hàng hóa, thu nhập, chi phí phát sinh từ hoạt động trao đổi tài sản của công ty Bình Minh (bỏ gua thuế thu nhập doanh nghiệp). Cho biết ảnh hưởng của hoạt động trao đổi này đến các chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả hoạt động năm 2019 (nêu rõ tên chí tiêu, mức độ ảnh hưởng: +/-, số tiền).
Câu 2 (2 điểm):
Anh/Chị hãy trình bày cách thức ghi nhận các trường hợp sau đây của đơn vị:
(Giả định đến cuối tháng 2 năm N+1, báo cáo tài chính năm N của doanh nghiệp chưa được phát hành)
Câu 3 (2 điểm):
Công ty cổ phần ABC có kỹ kế toán năm kết thúc 31/12:
Trích Số dư ngày 31/12/2018 của 1 số tài khoản: Đơn vị tính: đồng.
– TK 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (TK 1282): 980.000.000 (1.000 trái phiếu XYZ, mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu, đầu tư vào ngày phát hành ngày 31/12/2018, thời hạn 2 năm, lãi trái phiếu 10%/năm và nhận khi đáo hạn).
– TK 41111- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết: 80.000.000.000 (8.000.000 cổ phiếu ABC, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu); không có cổ phiếu ưu đãi.
– TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: 51.502.000.000
– TK 419- Cổ phiếu quỹ: 0 ; TK 343- Trái phiếu phát hành: 0
Trích tình hình phát sinh trong năm 2019:
– Giả sử có bằng chứng đáng tin cậy về tổn thất trái phiếu XYZ, mức tổn thất là 60.000 đồng/trái phiếu.
– Quyết định hủy bỏ 100.000 cổ phiếu quỹ ABC.
Yêu cầu:
a. Tại thời điểm cuối năm tài chính 2019 (31/13/2019): thuyết minh số liệu để xác định:
– Giá trị ghi sổ tài sản đầu tư liên quan trái nhiều XYZ ngày 31/12/2019;
– Giá trị ghi sổ trái phiếu thường ABC tại ngày 31/12/2019 và “Chi phí đi vay” liên quan phát hành trái phiếu ABC trong năm 2019. (Biết rằng công ty áp dụng phương pháp phân bố đường thẳng).
b. Trình bày Báo cáo tình hình tài chính .Ngày 31/12/2019 (Bảng cân đối kế toán – cột “Số cuối năm” và cột “Số đầu năm”) về các chỉ tiêu liên quan tình hình trích số dư đầu năm 2019 và tình hình Nợ phải trả về phát hành trái phiếu thường ABC.
Câu 4 (2 điểm)
Ngày 1/1/2018, công ty A mua lại 70% tài sản thuần của công ty B với giá mua là 15 tỷ đồng và đạt được quyển kiểm soát công ty B. Báo cáo tình hình tài chính riêng của công ty A và B tại ngày 1/1/2018 như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Khoản mục | Công ty A | Công ty B | |
Giá trị ghi sổ | Giá trị hợp lý | ||
Tiền | 20.000 | 13.000 | 13.000 |
Đầu tư vào công ty con | 15.000 | ||
TSCĐ – Nguyên giá – Hao mòn lũy kế |
1.000 2.000 (1.000) |
4.000 4.000 |
5.000 5.000 |
Tài sản thuần khác | 11.000 | ||
Cộng tài sản thuần | 47.000 | 17.000 | 18.000 |
Vốn CSH: – Vốn cổ phần – Lợi nhuận sau thuế CPP – Chênh lệch đánh giá lại TS |
40.000 7.000 |
15.000 2.000 |
15.000 2.000 1.000 |
Cộng VCSH | 47.000 | 17.000 | 18.000 |
Yêu cầu:
1/ Xác định lợi ích của công ty A và cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của TS thuần của B tại ngày mua.
2/ Xác định lợi thế TM
3/ Thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua và bút toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua. Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua.
(Thuế suất thuế thụ nhập doanh nghiệp của cả mẹ và con đều là 20%).
Câu 5 (2 điểm):
Tại công ty NA sản xuất sản phẩm Y phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục có tài liệu sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Bên nợ TK | PX 1 | PX 2 | PX 3 |
TK 621 | 64.200 | 14.000 | 78.200 |
TK 622 | 21.000 | 7.920 | 28.920 |
TK 627 | 33.600 | 19.800 | 53.400 |
Cộng | 118.800 | 41.720 | 160.520 |
– Phân xưởng 1: Sản xuất hoàn thành 2.000 bán thành phẩm Y, chuyển sang PX 2 tiếp tục chế biển 1.400 bán thành phẩm Y và nhập kho 600 bán thành phẩm Y. Sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200 với mức độ hoàn thành về chi phí chế biến là 50% và về chi phí vật liệu trực tiếp là 70%.
– Phần xưởng 2: Nhận 1.400 bán thành phẩm Y từ PX1 chuyển sang tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành 600 thành phẩm Y; còn lại 100 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành về chi phí chế biến 60% và về chi phí vật liệu trực tiếp là 100%.
Yêu cầu:
Tính giá thành bán thành phẩm Y và thành phẩm Y tháng 5/N?