Mục tiêu cơ bản của công tác báo cáo tài chính là đo lường chính xác khả năng sinh lợi và tình hình tài chính của một công ty. Bài viết TACA tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ nhất các vấn đề QUAN TRỌNG liên quan tới BCTC nhất định kế toán nên biết và nắm vững.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm 4 loại riêng biệt, đó là:
Báo cáo này cho chúng ta biết công ty đã kiếm được bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian. Thông thường kế toán công ty công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các cổ đông theo mỗi quý và theo cả năm tài chính. Bằng cách sử dụng báo cáo này, nhà đầu tư có thể xác định một số chỉ tiêu như lợi nhuận biên của công ty, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và quan trọng nhất là sự nhất quán và xu hướng lợi nhuận của công ty.
Báo cáo này cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu tiền trong ngân hàng và đang nợ bao nhiêu. Ta lấy số tiền đang có trừ đi số nợ thì sẽ có giá trị tài sản ròng (net worth) của công ty. Một công ty có thể tạo được một bảng cân đối kế toán cho bất kỳ ngày nào trong năm, thể hiện những gì công ty đang sở hữu, những gì đang nợ và giá trị tài sản ròng cho ngày cụ thể đó.
Thông thường, các công ty công bố bảng cân đối kế toán với cổ đông vào cuối mỗi quý và vào cuối năm tài chính. Nhà đầu tư sử dụng một số mục trên bảng cân đối kế toán – chẳng hạn như lượng tiền mặt mà công ty có hoặc khoản nợ dài hạn của công ty – như các chỉ số để nhận diện một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Báo cáo này theo dõi lưu lượng tiền mặt vào và ra khỏi doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ tốt để xem công ty đã chi bao nhiêu tiền để cải tiến quy trình, cũng như theo dõi sự mua bán trái phiếu và cổ phiếu. Công ty thường công bố báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với các BCTC khác.
Những phần ở thuyết minh báo cáo tài chính được dùng để giải trình hoặc phân tích chi tiết các số liệu được trình bày ở phần bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh hay lưu chuyển tiền tệ. Những thông tin trình bày ở mục này cần mang tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính.
Sau đây, TACA xin chia sẻ tới bạn đọc Top 20 bài viết hay về BCTC kế toán nên đọc
Kiểm tra BCTClà một bước vô cùng quan trọng của bất cứ kế toán nào cũng như các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên BCTC lại vô cùng phức tạp với rất nhiều loại bảng nhỏ đi kèm. Với một kế toán có chuyên môn và kinh nghiệm thì có lẽ không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng ngược lại với một người không có chuyên môn sâu về các nghiệp vụ kế toán thì làm sao để kiểm tra nhanh mà vẫn chính xác. Bạn có thể tham khảo cách làm sao cùng TACA nhé.
Bạn xem chi tiết tại các bài dưới đây nhé!
Lập BCTC là một bước vô cùng quan trọng mà các kế toán phải thực hiện. Bên cạnh đó, sau khi lập xong, các kế toán phải tiến hành kiểm tra đối soát lại một lần nữa các thông tin đã được ghi trên BCTC để tránh các sai sót không đáng có ảnh hưởng rất nhiều tới các quyết định sau này. Chính vì vậy, dưới đây, TACA tổng hợp lại những cách thức và lưu ý giúp các kế toán dễ dàng hơn trong quá trình lập và kiểm tra BCTC.
Bạn xem chi tiết tại các bài dưới đây nhé!
Chuẩn mực BCTC là thuật ngữ quen thuộc trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam ngày 16/03/2020 Bộ Tài chính mới chính thức ký quyết định Số: 345/QĐ-BTC quyết định: Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, theo đó đối tượng áp dụng bao gồm: các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, được xác định theo từng giai đoạn phù hợp với lộ trình được công bố; và các doanh nghiệp khác thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam áp dụng VFRS. Và Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS hoặc VFRS không thuộc đối tượng áp dụng của đề án.
Bạn xem chi tiết tại bài dưới đây nhé!
Chính thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam
Những con số không biết nói dối. Những con số có thể biểu thị cho sự thịnh vượng hay nghèo đói nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy tín hiệu về những vấn đề bất thường trong công ty. Rất nhiều người đơn giản chỉ mở ra và tìm kiếm đánh giá trên các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền. Tuy nhiên BCTC mà còn có thể là những “điểm đen” trên báo cáo tài chính của công ty.
Bạn xem chi tiết tại các bài dưới đây nhé!
Để có thể thi đậu trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán 2020, các bạn cần nắm vững kiến thức lý thuyết và thường xuyên giải các dạng bài tập theo chủ đề của cả 4 môn. Dưới đây là các bài tập môn kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao với chủ đề: Trình bày chỉ tiêu liên quan trên BCTC.
Bạn xem chi tiết tại bài dưới đây nhé!
Bài tập kế toán: Trình bày chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
Kỹ năng kiểm soát số liệu trên báo cáo tài chính sao cho chuẩn xác nhất trong mùa BCTC. Thời điểm 3 tháng đầu hàng năm là thời điểm mà kế toán có rất nhiều công việc cần phải làm. Trong bài viết này, sẽ hệ thống cho bạn những kỹ năng bạn cần có để kiểm soát số liệu BCTC một cách chuẩn xác nhất.
Bạn xem chi tiết tại các bài dưới đây nhé!
Tại sao ông chủ không quan tâm đến BCTC? Các ông chủ dường như không quan tâm nhiều đến các thông tin trên BCTC. Lý do một phần cũng là vì những bất cập còn tồn tại trong việc trình bày trong các BCTC mà các bạn chắc cũng đã biết. Còn một lý do khác, họ quan tâm đến báo cáo quản trị và các chỉ số phi tài chính hơn. Các chỉ số tài chính trên BCTC liên quan nhiều đến quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp, và nó không dự báo được gì nhiều trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh mọi thứ thay đổi chóng mặt như hiện nay.
Bạn xem chi tiết tại các bài dưới đây nhé!
Một sự thật thú vị mà bạn nên biết, không chỉ những khóa học mới giúp bạn thu được tối đa lượng kiến thức, mà đôi khi đọc sách bạn có thể kiến tạo sự nghiệp của mình được vững vàng hơn, khi nâng cao tình thần tự học hỏi, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động vào công việc hiện tại. Hơn hết TACA đã giúp bạn sưu tầm 9 cuốn sách giúp bạn tư duy nâng cao vị trí kế toán của mình, nó là bước đệm để bạn đi xa hơn!
>> 9 Cuốn Sách Kế Toán Hay Nhất Định Phải Đọc Trong Đời
TACA – Kiến tạo sự nghiệp!
Tầng 2 Toà A Chelsea Residences, Số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0985 611 911
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0947 511 911